7/15/19
(VNTB) - Sau ngày 30-4-1975, tại miền Nam Việt Nam, cuộc cải tạo công thương nghiệp và hợp tác hóa nông nghiệp, hàng trăm ngàn quân nhân chế độ Sài G̣n đi học tập cải tạo… đă đưa đến hàng triệu người Việt Nam buộc phải vượt biển, từ bỏ quê nhà. Bốn mươi bốn năm đi qua, giờ vẫn là ‘từ bỏ quê nhà’, nhưng được khoác chiếc áo với mỹ từ ‘di trú’ để làm ‘công dân toàn cầu’.
Sự kiện người dân vượt biển ra đi sau biến cố năm 1975 được coi là một cuộc di dân lớn, cũng là sự kiện đau thương đầy máu và nước mắt. Giờ, tiếp tục có làn sóng di dân khác, với phần lớn di dân là những người có thân nhân đang hoặc từng nắm giữ các chức vụ trong bộ máy cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam.
Giới làm ăn quốc doanh lẫn tư nhân cũng đều muốn có thêm quốc tịch thứ hai ở nước tư bản nào đó, cùng việc sở hữu những đất đai, nhà cửa cho việc định cư nơi xứ người. Những chính khách tầm ủy viên Bộ Chính trị, theo đồn đoán, từ lâu rồi họ cũng thu vén một ‘hậu phương’ như vậy ở Mỹ, Úc, Canada… Thậm chí họ chấp nhận luôn việc chọn quốc tịch châu Âu từ các nước thành viên như Ireland, Síp, Bulgaria, Malta, Montenegro.
“Cùng với tiến tŕnh toàn cầu hóa, việc lấy quốc tịch nước ngoài và sinh sống tại những quốc gia phát triển nhất thế giới đă trở thành nhu cầu cấp thiết của nhiều nhà đầu tư Việt Nam. Mỗi năm, có hàng ngàn gia đ́nh Việt di trú đến các nước như: Mỹ, Úc, Canada và Châu Âu… Việt Nam cũng thuộc top 10 nước có công dân di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á – Thái B́nh Dương”.
Một báo cáo trong hồ sơ đang được chuẩn bị của “Hội nghị di trú và định cư toàn cầu 2019”, dự kiến tổ chức tại Sài G̣n ngày 27-7-2019 cho biết như trên.
Nếu như gần nửa thế kỷ trước, để làm thuyền nhân vượt biển, chi phí bỏ ra của mỗi người tùy vào lứa tuổi, tính bằng vàng miếng Kim Thành từ 1 đến 10 cây vàng. Lúc chuẩn bị ra băi để lên ghe tàu, nếu bị nhà chức trách phát hiện th́ tài sản mất trắng và có thể thêm tù tội. Có người phải vài lần như vậy mới vượt biển thành công.
Giờ th́ mọi chuyện khác hẳn. Với số tiền bỏ ra từ nửa triệu đô la (đầu tư ủy thác) đến một triệu đô la (đầu tư trực tiếp), người Việt có thể tham gia chương tŕnh đầu tư định cư Mỹ (EB-5, Employment Base Fifth). Với chương tŕnh này, nhà đầu tư cùng chồng/ vợ và các con sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi của thường trú nhân tại Mỹ, có điều kiện cơ sở để xin nhập quốc tịch Mỹ cho cả gia đ́nh sau 5 năm.
Câu hỏi đặt ra: 500.000 Mỹ kim là lớn hay nhỏ? Với tỷ giá hối đoái ghi nhận vào ngày 10-7 tại Vietcombank th́ nửa triệu USD sẽ tương đương tiền đồng Việt Nam là 11.640.000.000 đồng; tức khoản tiền tối thiểu bỏ ra cho suất định cư kỳ vọng theo EB-5 là gần 12 tỷ đồng.
Số bạc 12 tỷ đồng Việt Nam lớn đến mức độ nào so với người lao động? Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu nhập b́nh quân tháng của lao động làm công hưởng lương trong quư I-2019 ước tính là 6,9 triệu đồng/ tháng, tăng gần 967 ngàn đồng so quư trước, và tăng 1,05 triệu đồng so cùng kỳ năm 2018.
Như vậy, làm tṛn con số thành 7 triệu đồng/ tháng, th́ để có được số tiền 12 tỷ đồng, người lao động cần khoảng trên 1.700 tháng, tương đương 142 năm. C̣n để có 1 triệu USD để mua suất định cư tại Mỹ, người lao động phải mất đến trên 280 năm tiền lương (!?).
Dễ nhận ra, những người Việt Nam trong danh sách ‘thuộc top 10 nước có công dân di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á – Thái B́nh Dương’, chắc chắn là những thân nhân quan chức làm thêm nghề buôn chổi đót, bán cây cảnh, chạy xe ôm mà báo chí nhà nước đăng tải
Ở đây có một lưu ư, như đă nói ở phần đầu bài viết, “phần lớn di dân là những người có thân nhân đang hoặc từng nắm giữ các chức vụ trong bộ máy cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam” - kiểu như ‘hy sinh đời bố, củng cố đời con’, v́ từ ngày 23-12-2016, Hoa Kỳ có quyền không cấp visa nhập cảnh, hủy bỏ visa đă cấp, đóng băng tài sản, cũng như không cho phép chuyển nhượng tài sản ở Mỹ của bất kỳ người nào vi phạm quyền con người nghiêm trọng ở bất kỳ đâu trên thế giới, kể cả Việt Nam.
Bất kỳ người nào, nghĩa là bao gồm cả quan chức, nhân viên công lực, lănh đạo và nhân viên các doanh nghiệp lẫn thường dân khác.
Theo Đạo luật chịu trách nhiệm về Nhân quyền Magnitsky toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act), tổng thống Mỹ được quyền chế tài công dân nước ngoài như đă nêu ở trên, khi có đủ chứng cứ từ các ủy ban đặc biệt của Quốc hội hay Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của những người đó.
Bốn nước Estonia, Lithuania, Latvia, và Anh đă thông qua đạo luật Magnitsky của riêng ḿnh. Cuối tháng 11 năm ngoái, cả Pháp và Đức cùng với Hà Lan ủng hộ một đạo luật Magnitsky phiên bản Châu Âu, nghĩa là luật chung cho toàn bộ các nước thành viên EU.
Như vậy, vấn đề của Việt Nam hôm nay là cần hiểu rơ rằng đây không phải là câu chuyện nhân quyền của lá bài chính trị. Đạo luật Magnitsky trước đây và cả Đạo luật Magnitsky toàn cầu hiện nay đều chỉ chế tài những cá nhân vi phạm quyền con người của người khác, ví dụ như tham gia đàn áp người biểu t́nh như tại Sài G̣n, đánh đập dân oan, công an đánh chết người... – chứ không phải là biện pháp chế tài cả một quốc gia như lệnh cấm vận (embargo).
Có thắc mắc: Người vừa bị bắt h́nh sự trong một vụ án tại Tổng Công ty Nông Nghiệp Sài G̣n là Lê Tấn Hùng, vốn từng là người đứng đầu và ra lệnh cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong, thẳng tay đàn áp, đánh đập dă man những người tham gia biểu t́nh ôn ḥa trên đường phố Sài G̣n, liệu Lê Tấn Hùng có thể liệt trong danh sách của Đạo luật Magnitsky toàn cầu?
Trả lời: Hoa Kỳ đă đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh Thứ trưởng Bộ Nội vụ Apti Alaudinov và Chánh văn pḥng của chính phủ Cộng ḥa Chechnya, Magomed Dadov vào năm 2014 sau khi chính phủ Chechnya đă bắt giữ, đánh đập Kutayev và kết án oan cho ông.
Tính đến năm 2017, có khoảng 52 cá nhân đă bị chính phủ Hoa Kỳ trừng phạt bằng việc đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Trong đó, có nhiều tay to mặt lớn như con gái của Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov, con trai của Trưởng Công tố quốc gia Nga Yury Chaika, một vị tướng thuộc quân đội Burma và nhiều người khác.
Hiện tại, chưa có quan chức nào của Việt Nam nằm trong danh sách chịu sự chế tài của Đạo luật Magnitsky toàn cầu. Đây cũng chính là một trong những nguyên cớ dẫn tới cuộc đua mời gọi của rất nhiều các công ty dịch vụ về môi giới chương tŕnh đầu tư định cư Mỹ EB-5, trong đó có “Hội nghị di trú và định cư toàn cầu 2019”, dự kiến tổ chức tại Sài G̣n ngày 27 tháng bảy tới đây.
Trúc Giang
VNTB