Sự vụ xẩy ra về cuộc đối đầu của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam với tàu hải cảnh Trung Quốc gần khu vực băi Tư Chính, nơi có nhà giàn DK canh giữ từ một tuần lễ nay, nhưng măi đến đến nay mới được tiết lộ, bởi suốt một tuần lễ lực lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam phải đối mặt với một lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc hùng hậu đi theo hộ tống chiếc tàu khảo sát, nhưng chế độ Hà Nội vẫn nín lặng về cuộc đối đầu này.
Vị trí tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 và tàu Hải cảnh Trung Quốc ở khu vực gần băi Tư Chính. (H́nh: Martinson trên Twitter)
Đă một tuần lễ sau khi có tin lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam cùng hải cảnh của Trung Quốc đối đầu nhau tại khu vực băi đá ngầm Tư Chính, gần nhà giàn DK mà Việt Nam dùng để canh giữ và xác định chủ quyền, cho đến nay vẫn không thấy chế độ Hà Nội cho báo chí đưa tin ǵ, phát ngôn viên bộ ngoại giao cũng im luôn.
Một số người viết báo ở Việt Nam chỉ dùng trang facebook cá nhân, dựa trên thông tin bên trong bên ngoài để mô tả sự việc. Theo những tin tức “ngoài luồng” th́ đến ngày 14/7/2019 chiếc tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương Địa Chất 8) của Cục Khải sát Địa Chất Trung Quốc từ khu vực gần băi Tư Chính đă xê dịch xuống gần băi Phúc Tần và băi Phúc Nguyên, cách hai băi này chừng 50km đến 70km.
Băi Phúc Tần, theo Wikipedia, c̣n được gọi là “băi cạn Phúc Tần, băi ngầm Phúc Tần (tiếng Anh: Prince of Wales Bank; tiếng Trung: 广雅滩; bính âm: Guǎngyǎ tān, Hán-Việt: Quảng Nhă than) là một rạn san hô ṿng ở phía nam Biển Đông. Tại đây Việt Nam cho lắp đặt các cấu trúc thép có tên là nhà giàn DK1 và giao cho Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát, đồng thời duy tŕ hải đăng.”
“Việt Nam tuyên bố băi Phúc Tần nằm trên thềm lục địa phía nam, không thuộc quần đảo Trường Sa và bác bỏ sự gán ghép băi này vào quần đảo Trường Sa trong khi Đài Loan và Trung Quốc lại coi băi này thuộc quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa).”
“Băi Phúc Tần là một rạn san hô ṿng nằm cách đất liền Việt Nam hơn 200 hải lư về phía đông nam, cách băi Quế Đường 14 hải lư về phía bắc, và chỉ cách băi Huyền Trân 4 hải lư về phía tây bắc. Rạn dài 20 km theo trục đông bắc-tây nam và rộng 13 km theo trục tây bắc-đông nam. Diện tích phần mặt bằng rạn quan sát được là 37 km², vụng biển là 137 km². Nơi nông nhất của băi này nằm ở phía tây, có độ sâu 7,3 m.”
Vẫn theo tài liệu của Wikipedia, “Băi Phúc Nguyên hay băi cạn Phúc Nguyên, băi ngầm Phúc Nguyên (tiếng Anh: Prince Consort Bank; tiếng Trung: 西卫滩; bính âm: Xīwèi tān, Hán-Việt: Tây Vệ than) là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông. Tại đây Việt Nam cho lắp đặt cấu trúc thép có tên là nhà giàn DK1 và giao cho Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.”
“Việt Nam tuyên bố băi Phúc Nguyên nằm trên thềm lục địa phía nam, không thuộc quần đảo Trường Sa và bác bỏ sự gán ghép băi này vào quần đảo Trường Sa trong khi Đài Loan và Trung Quốc coi băi này thuộc quần đảo Nam Sa.”
“Về mặt địa lư, băi Phúc Nguyên là một cụm rạn san hô nằm cách đất liền Việt Nam hơn 200 hải lư về phía đông nam, cách băi Quế Đường 30 hải lư về phía tây tây bắc, cách băi Phúc Tần 26 hải lư về phía tây nam. Rạn dài 20 km theo trục bắc-nam và rộng 14 km theo trục tây-đông. Diện tích phần mặt bằng rạn quan sát được là 9.53 km². Băi này sâu ít nhất là 18 m ở ŕa tây bắc, có những chỗ sâu 22–24 m.”
Không có thông tin nào về những vụ xua đuổi, cản trở lẫn nhau của lực lượng hai bên như từng xảy ra hồi năm 2014 tại khu vực phía nam quần đảo Hoàng Sa khi Bắc Kinh đưa giàn khoan nước sâu khổng lồ Haiyang 981 ḍ t́m dầu khí.
Hiện diện ở khu vực băi Tư Chính, theo ông Ryan Martinson, giáo sư thuộc Học Viện Hải quân Hoa Kỳ, ngoài chiếc tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8, c̣n thấy tàu hải cảnh 12 ngàn tấn, số hiệu 3901 và tài hải cảnh 2,200 tấn 37111 của Trung Quốc. Ngày 13/7/2019, ông Martinson ghi nhận thêm là có cả tàu “dân quân biển” mang số hiệu Qiongsanshayu 00114 của thành phố Tam sa thuộc đảo Hải Nam.
Phía Việt Nam thấy ghi nhận có 4 tàu trong đó có 2 tàu kiểm ngư mang kư hiệu Kn-472 và Kn-468. Hai bê n c̣n có một số tàu nữa “ứng chiến” ở ṿng ngoài.
Tuy chế độ Hà Nội không đưa ra thông tin ǵ về cuộc đối đầu đang diễn ra, nhưng ngày 11/7/2019, trang mạng chinhphu.vn của nhà cầm quyền trung ương đưa tin kèm theo một số h́nh ảnh ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến “thăm và làm việc” tại Bộ Tư Lệnh Cảnh sát Biển.
Ông Nguyễn Xuân Phúc “nói chuyện trực tiếp” với cảnh sát biển “đang làm nhiệm vụ”. (H́nh: chinhphu.vn)
Một tấm h́nh trên đó có lời chú thích là ông Phúc “nói chuyện trực tiếp với các cán bộ chiến sĩ cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ”. Dịp này, ông Phúc “hỏi thăm sức khỏe, đời sống sinh hoạt của cán bộ chiến sĩ” và “đề nghị thuyền trưởng các tàu báo cáo t́nh h́nh khu vực biển mà tàu đang làm nhiệm vụ.”
Nối kết với tin tức quốc tế, nó ám chỉ có vụ việc đối đầu giữa cảnh sát biển Việt Nam và hải cảnh Trung Quốc mà nhà cầm quyền trung ương Hà Nội cũng đang theo dơi nhưng không nói ra, sợ đụng chạm đến “16 chữ vàng”.
Khi lực lượng hai bên đang đối đầu, bà chủ tịch quốc hội CSVN Nguyễn Thị Kim Ngân đi thăm Bắc Kinh mà TTXVN dạo đờn là để “củng cố sự tin cậy chính trị”. Bà Ngân có biết chuyện đối đầu trên biển hay không? Bà có dám hỏi thẳng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh là các anh dọa đánh chiếm các đảo Trường Sa của chúng tôi năm 2017 để cản chúng tôi thăm ḍ t́m dầu khí ở lô 136-3 tại băi Tư Chính mà nay các anh lại đưa tàu tới đó khảo sát địa chất?
Những thứ thông tin nhạy cảm như thế chẳng ai được biết liệu có hay không. Chỉ thấy TTTXN khoe rằng bà Ngân “kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc” kéo dài 4 ngày “trong việc duy tŕ giao lưu cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hai nước.”
Tân Hoa Xă th́ th́ kể rằng khi tiếp bà Ngân, ông họ Tập “kêu gọi hai nước cổ vơ t́nh bạn và hợp tác sâu rộng hơn hầu nâng mối quan hệ song phương lên tầm cao mới”. Trong khi đó th́ ông cho tàu khảo sát địa chất tới hoạt động trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam 200 hải lư, theo Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS).(TN)