Đó là lời nói của ông Trump tại buổi trưng bày hàng “Made in America” tại Nhà Trắng ngày 15/7. Theo đó, trong tương lai, hàng “Made in America” phải đạt tỷ lệ nội địa hóa tới 75% và con số này sẽ là 95% đối với các sản phẩm sắt và thép.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo ông Trump, nếu Mỹ làm được như vây th́ “các nhà máy nhôm, thép của Mỹ sẽ không phải đóng cửa và ngừng hoạt động lâu đến vậy”.
Tiêu chuẩn đối với hàng hóa Mỹ được đặt ra theo Luật Khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa từ năm 1933. Tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc hiện nay đối với hàng hóa "Made in America" là 50%.
Tiêu chí gắn nhăn “Made in…” tại một số nước
Cục Cạnh tranh Canada áp dụng hai quy chuẩn để gắn nhăn sản phẩm “Made in Canada”: Thứ nhất, công đoạn gia công, chế biến cuối cùng của hàng hóa phải được thực hiện ở Canada; Thứ hai, ít nhất 51% tổng chi phí trực tiếp sản xuất hoặc sản xuất hàng hóa phải là của Canada.
Tại Thụy Sĩ, một loại hàng hóa công nghiệp sẽ chỉ được dán nhăn “Made in Switzerland” nếu đảm bảo được rằng ít nhất 60% chi phí sản xuất và các công đoạn gia công quan trọng được thực hiện tại Thụy Sĩ. Với các mặt hàng thực phẩm, giới chức Thụy Sĩ yêu cầu tỷ lệ nguyên liệu thô và quá tŕnh sản xuất thiết yếu tại nội địa phải đạt ít nhất 80%.
Ở Pháp, nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu sản phẩm phải chứng minh được nguồn gốc sản phẩm nếu nhăn "Made in France" được dán trên sản phẩm đó. Họ phải cho thấy sản phẩm đă được sản xuất hoàn toàn tại Pháp hoặc công đoạn chế biến, gia công cuối cùng được thực hiện ở Pháp.
Với ltaly, nước này tuyên bố chỉ các sản phẩm hoàn toàn được thực hiện tại nước này (quy hoạch, sản xuất và đóng gói) mới được phép sử dụng các nhăn “Made in Italy”. Theo đó, các sản phẩm phải được sản xuất hoàn toàn tại Italy, 100% tiếng Italy, có cờ Italy….
VietBF © sưu tầm