Một nhà máy do Liên Xô xây dựng nằm tại ngoại ô Hà Nội đang sản xuất áo khoác và dụng cụ thể thao với nhăn hiệu “United States Olympic Team” và cờ Hoa Kỳ. Nhà máy này là nhà sản xuất chính thức đồng phục Olympic cho các đội lực sĩ Hoa Kỳ, Canada và Nam Phitham gia các Thế vận hội trước đây, và Thế vận hội Tokyo 2020 sắp tới.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Huyền, công nhân tại nhà máy từ những năm 1990s, bà rất tự hào khi nh́n thấy các lực sĩ khoác lên bộ đồng phục mà nhà máy sản xuất. Nhà máy “X40” được nhà cầm quyền cộng sản xây dựng vào năm 1955 để sản xuất đồ tiếp tế và quân phục cho quân đội cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến tranh 1955-1975 với Mỹ.
Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Liên Xô, các nhà máy thuộc sở hữu nhà nước như X40 đứng trước sức ép tập trung vào các sản phẩm định hướng xuất cảng, đồng thời t́m kiếm ngoại tệ. Dù cộng sản Việt Nam đă bắt đầu quá tŕnh Đổi mới vào năm 1986 để tránh bị sụp đổ, nhưng các lệnh cấm vận của Hoa Kỳ vẫn duy tŕ đến tận năm 1994. Giờ đây, với tuổi đời gần 65 năm, nhà máy X40 đang sản xuất hàng triệu trang phục thể thao mỗi năm cho các thương hiệu như Nike, Supreme, Lululemon và Jack Wolfcoat.
Theo thương gia người Úc Jef Stokes, một trong những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên đặt đặt hàng tại X40 sau khi cộng sản Việt Nam mở cửa, có rất nhiều ngôi sao như Roger Federer, Tiger Woods, Selena Williams, Rafael Nadal sử dụng các sản phẩm sản xuất tại nhà máy. Ông Stokes cuối cùng đă mua lại nhà máy vào năm 2006 và chuyển đổi thành Maxport Limited, qua đó, tăng công suất và mở rộng lực lượng lao động lên 5,000 người. Ngoài nguồn khách hàng dồi dào, tổ hợp nhà máy này cũng đă trải qua quá tŕnh chuyển đổi độc đáo của riêng ḿnh.
Theo đó, nhà máy nằm giữa khuôn viên trồng 6,000 cây xanh, trong đó có một cây đa được cho là do chính tay Hồ Chí Minh trồng. Và có lẽ Hồ Chí Minh cũng không ngờ rằng cây đa đó bây giờ nằm ngay trong khuôn viên của nhà máy sản xuất hàng cho kẻ cựu thù Mỹ bằng chính sức lao động của công nhân Việt Nam mà đảng cộng sản xem là lực lượng tiên phong của phong trào cách mạng vô sản. (BBT)