Kẻ giết người hàng loạt ở Mỹ đă gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân suốt 30 năm cuối cùng đă sập bẫy cảnh sát khi chính hắn ta liên hệ với cảnh sát, đề nghị được "trả lời thành thật" câu hỏi.
Một buổi chiều tháng 1/1974, con trai cả của gia đ́nh nhà Otero (trú tại thành phố Wichita, bang Kansas, Mỹ) khi về nhà bỗng thấy thi thể bố, mẹ và em trai ở pḥng ngủ trong t́nh trạng bị trói; xác em gái dưới tầng hầm.
Điều tra viên nhận định hung thủ đă cắt đường dây điện thoại trước khi đột nhập. Bằng cách nào đó, hắn khống chế bốn thành viên gia đ́nh, trói. Trước khi rời khỏi nhà, hắn lấy đồng hồ đeo tay của người chồng và chiếc radio. Hung thủ không để lại dấu vết ǵ ngoài mẫu tinh trùng cạnh thi thể bé gái, nhưng vật chứng này không có giá trị v́ thời đó có chưa có công nghệ nhận diện ADN.
Ba tháng sau, chiều 4/4/1974, Kevin Bright cùng chị gái Kathryn Bright vừa về nhà tại thành phố Wichita liền bị người đàn ông dùng súng khống chế. Kẻ đột nhập nói sẽ không làm hại họ, chỉ cần ôtô và tiền để trốn truy nă.
Thấy chị gái bị trói, Kevin cố vùng vẫy giằng lấy khẩu súng nhưng bị kẻ đột nhập bắn vào đầu. Kevin giả chết rồi chạy đi kêu cứu ngay khi kẻ này rời pḥng. Khi nhà chức trách đến hiện trường, Kathryn Bright đă chết do bị đâm dao vào bụng.
Cũng như vụ thảm án xảy ra tại gia đ́nh Otero, cảnh sát không t́m được dấu vết của kẻ đột nhập tại hiện trường. Việc t́m kiếm đối tượng theo mô tả của nạn nhân cũng không có kết quả.
Tới tháng 10/1974, báo địa phương nhận cuộc gọi nặc danh cho biết địa điểm của lá thư về hung thủ. Trong lá thư chứa nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp, người viết nhận trách nhiệm với hai vụ trọng án nêu trên và chứng minh bằng cách kể những chi tiết mà chỉ người trong cuộc mới biết. Lá thư kư tên BTK, viết tắt cho cách thức gây án trói ("bind"), tra tấn ("torture"), và giết ("kill").
Sau lá thư, không có vụ án mạng mới xảy ra trong gần ba năm. Tới năm 1977, thành phố Wichita liên tiếp xảy ra hai vụ giết người có phương thức gây án giống BTK như dây điện thoại bị cắt, nạn nhân chủ yếu là nữ; đều bị trói chặt, siết cổ. Báo giới nhận được nhiều thư của BTK nhận trách nhiệm với hai vụ án mạng vừa qua.
Cảnh sát thành phố ra thông báo về kẻ giết người hàng loạt BTK. Cả cộng đồng rơi vào trạng thái sợ hăi, truyền nhau câu cảnh báo "nếu về nhà thấy dây điện thoại bị cắt th́ phải t́m ngay cách thoát thân".
Tháng 4/1978, một phụ nữ 63 tuổi nhận được thư của BTK than phiền rằng đă đột nhập ngôi nhà của bà nhưng chờ lâu quá nên đành bỏ về. Sau lá thư này, kẻ giết người hàng loạt một lần nữa cắt liên lạc với báo giới. Cuộc điều tra của cảnh sát cũng không đem lại thông tin ǵ mới. Chuỗi ngày gây án của BTK dường như đă chấm dứt.
Nhân dịp tưởng niệm 30 năm vụ thảm án xảy ra tại gia đ́nh Otero, tháng 1/2004, báo chí địa phương đăng bài báo về BTK, cho rằng tên giết người có thể đă chết hoặc chuyển nhà. Cái tên BTK dường như bị lăng quên.
Hai tháng sau, ṭa soạn báo đột ngột nhận được thư của BTK như để nhắc nhở hắn vẫn c̣n sống. Trong thư, người viết nhận trách nhiệm với ba vụ "án nguội" khác. Như vậy, BTK tổng cộng đă giết hại 10 nạn nhân.
VietBF © sưu tầm