Mỹ đang lôi kéo đồng minh vào liên minh hàng hải chống lại Iran. Không ít quốc gia đã đồng tình. Nhưng một đồng minh thân cận dội gáo nước lạnh vào lời mời tham gia liên minh chống Iran của Mỹ.
Bất chấp lời kêu gọi của Mỹ, Đức từ chối tham gia liên minh hàng hải trên vịnh Ba Tư nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ Iran.
Trong thông báo của Bộ Ngoại giao Đức, Berlin xác nhận Mỹ chính thức đề nghị Đức cùng với Anh và Pháp tham gia vào một liên minh hàng hải nhằm đảm bảo an ninh vùng biển chiến lược ở vịnh Ba Tư giữa căng thẳng với Iran trong bối cảnh quốc gia này vừa kư kết một thỏa thuận hợp tác quân sự với Nga.
Đức cho biết họ ghi nhận đề xuất này nhưng chưa đưa ra bất kỳ cam kết nào.
"Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas nhiều lần nhấn mạnh rằng, theo quan điểm của chúng tôi, giảm leo thang căng thẳng phải là ưu tiên số một và phải thực hiện bằng các nỗ lực ngoại giao. Chúng tôi cũng đang tham vấn chặt chẽ với Pháp và Anh. Chúng tôi loại bỏ khả năng tham gia chiến lược 'gây sức ép tối đa' của Mỹ", thông báo khẳng định.
Thủy thủ Đức trên tàu khu trục hạm FGS Hessen. (Ảnh: Reuters)
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức hôm 31/7 cũng bày tỏ hoài nghi về lời mời gọi tham gia vào liên minh quân sự trên Vịnh Ba Tư của Washington.
"Tôi ngờ vực về điều đó và tôi nghĩ nhiều người khác cũng có chung quan điểm này", ông Scholz cho hay, nhấn mạnh liên minh mà Mỹ đề nghị có thể làm trầm trọng thêm t́nh h́nh trong khu vực.
Nhiều chính trị gia Đức có chung quan điểm với ông Scholz khi cho rằng bất cứ hành động leo thang nào tại thời điểm hiện tại cũng có thể dẫn tới một cuộc xung đột không mong muốn với Iran.
Trước sự thận trọng của Đức, Peter Schulze, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Gottingen cho rằng rất có thể Berlin đang không muốn rơi vào cái bẫy mà Mỹ đặt ra.
"Không có kế hoạch, không có mục tiêu chiến lược trong liên minh của Mỹ. Việc có mặt tại đó chỉ làm tăng nguy cơ phát triển rủi ro", ông Schulze cho hay.
Willy Wimmer, cựu Phó chủ tịch Tổ chức an ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cũng bày tỏ quan ngại các chiến dịch tuần tra thường xuyên trên eo biển Hormuz có thể sẽ leo thang thành một cuộc xung đột mở.
"Câu hỏi mà các nhà lập pháp Đức phải đối mặt là liệu họ có nên tham gia bàn đàm phán ở Trung Quốc hay ở trong pḥng chiến tranh cùng người Mỹ và Anh", ông nói.
Tuy nhiên, theo ông Wimmer, bản thân chính Mỹ cũng đang mâu thuẫn trong chiến lược đối phó với Iran. Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton là người ủng hộ hành động quân sự trong khi Tổng thống Trump không muốn châm ng̣i cho một cuộc xung đột không được ḷng dân trong thời điểm chiến dịch tái tranh cử của ông bắt đầu chưa được bao lâu.
Một yếu tố khác khiến Đức khước từ lời đề nghị của Mỹ là quân đội không mấy khả quan vào t́nh h́nh hiện tại.
Nhiều nguồn tin quân sự khẳng định trong năm 2018, hải quân Đức đang cạn kiệt tàu chiến có khả năng chiến đấu, 6 trong số 15 tàu khu trục đă ngừng hoạt động. Ngoài ra, quân đội Đức phải đối mặt với t́nh trạng thiếu thiết bị vào cuối năm 2018. Chỉ có khoảng gần 20% máy bay trực thăng chiến đấu Tiger và 30% máy bay phản lực Eurofighter có thể bay.
Cả ông Wimmer và ông Schulze đều cho rằng chắc chắn lời khước từ của Đức sẽ chọc giận Mỹ, nhưng nếu họ đồng ư sự giận dữ tại quê nhà có thể sẽ c̣n đáng sợ hơn.
"Nếu Berlin nhượng bộ trước các yêu cầu và áp lực của Washington, các đảng đối lập sẽ lên án gay gắt chính phủ Merkel", ông Schulze cho hay.
Đức duy tŕ mối quan hệ tương đối hữu hảo với Iran từ những năm 1970 và là 1 thành viên trong Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) hay c̣n gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này năm 2018 và áp các lệnh trừng phạt lên Tehran
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gần đây kêu gọi các quốc gia tham gia vào "sáng kiến an ninh hàng hải" để đối phó với mối đe dọa tới từ Iran, song chỉ có Hàn Quốc dường như quan tâm đến kế hoạch này. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian hồi tuần trước khẳng định nước này "phản đối sáng kiến của Mỹ" khi thực hiện chiến lược gây sức ép tối đa lên Iran.
Trong khi đó, hôm 29/7, người đứng đầu lực lượng hải quân Iran - Chuẩn Đô đốc Hossein Khanzadi cho biết Tehran vừa kư kết một bản ghi nhớ "chưa từng có tiền lệ" với Matxcơva nhằm mở rộng hợp tác quốc pḥng 2 nước. Thỏa thuận này được phía Iran đánh giá là "một bước ngoặt" trong quan hệ 2 bên.
VietBF@ sưu tầm.