8/2/19
Ghi nhận ở Kampuchia, diện tích mặt nước Tonle Sap (Biển Hồ), có nhiều khu vực bị cạn trơ đáy.
Theo báo cáo Cục khí tượng và thủy văn Lào, ngày 18.7 mực nước sông Mekong tại khu vực Km4, Viêng Chăn chỉ đạt 70cm, thấp nhất trong ṿng 50 năm qua; để lộ cả chân trụ cầu Hữu nghị số I Nongkhai.
Tờ Bangkok Post 16.7 đưa tin, mực nước sông Mekong ở Thái Lan đă giảm xuống mức thấp nhất trong ṿng 10 năm qua – hiện tại là 2,6 m thấp hơn 10m so với điểm tràn nước trên bờ sông.
ĐBSCL Việt Nam, vùng hạ lưu Mekong đang đối diện nguy cơ thiếu nước và xâm mặn gia tăng, ảnh hưởng sẽ là khủng khiếp khi mực nước đang xuống quá thấp.
Ba nguyên nhân chính được đề cập làm suy giảm nguồn nước là: hạn hán, lượng mưa quá ít; việc giảm lượng nước xả ra từ đập thủy điện Cảnh Hồng (Vân Nam, Trung Quốc); kế hoạch tích nước để chạy thử máy phát điện ở đập Xayaburi, Lào.
sau Xayaburi, Don Sahong và Pak Beng, vào tháng 4.2019 Lào triển khai tiếp dự án thủy điện thứ tư là Pak Lay trên ḍng chính sông Mekong, bất chấp phản ứng từ những quốc gia nằm trên ḍng chảy và các tổ chức NGO. Theo kế hoạch, 7 máy phát điện của Xayaburi sẽ hoạt động chính thức từ tháng 10.2019.
Đối với Việt Nam, sông Mekong nuôi dưỡng hai vùng kinh tế trọng điểm là ĐBSCL và Tây Nguyên, với gần 60% tổng lượng ḍng chảy hàng năm của Việt Nam và khoảng 23% tổng dân số cả nước. Các tác động tiêu cực xuyên biên giới của các dự án thủy điện Lào sẽ gây nhiều tác động nặng nề cho hạ lưu, đặc biệt là ĐBSCL.
Lê Nguyễn Hương Trà