Bỏ hiệp ước INF, Mỹ nhắm tới Trung Quốc. Vừa qua tân Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper cho biết ông ủng hộ việc Washington sớm triển khai tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất tại châu Á.
Tổng thống Donald Trump hôm 2-8 tuyên bố ông muốn một thỏa thuận hạt nhân mới, toàn diện với Nga và Trung Quốc sau khi Washington và Moscow chính thức từ bỏ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). "Chúng tôi đă thảo luận với Nga về thỏa thuận hạt nhân mới. Trung Quốc cũng rất hào hứng về các cuộc thảo luận và Nga cũng thế. V́ vậy, tôi nghĩ các bên sẽ đạt được một thỏa thuận mới ở thời điểm nào đó" - Tổng thống Donald Trump khẳng định.
Hiệp ước INF bị khai tử sau khi Mỹ và Nga cáo buộc lẫn nhau vi phạm hiệp ước này. "Mỹ và Nga hiện trong giai đoạn bất ổn chiến lược…" - cựu Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Ernest J. Moniz và cựu Thượng nghị sĩ Sam Nunn cảnh báo. Dù vậy, một số chuyên gia khác không lo ngại quá nhiều bởi sự hạn chế của Hiệp ước INF, chỉ nhằm vào tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km.
Theo báo The New York Times, Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF v́ muốn nhắm tới Trung Quốc, không phải Nga. Khi hiệp ước này được kư kết vào năm 1987, kho tên lửa của Trung Quốc hầu như không được Washington và Moscow chú ư. Tuy nhiên, t́nh h́nh đă thay đổi. Hầu hết chuyên gia nhận định Bắc Kinh hiện sở hữu kho tên lửa truyền thống hàng đầu thế giới.
Vào năm 2017, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương Mỹ (USPACOM) vào thời điểm đó là Đô đốc Harry B. Harris Jr. cho rằng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) kiểm soát "lực lượng tên lửa lớn và đa dạng nhất thế giới" với hơn 2.000 tên lửa đạn đạo và hành tŕnh. Cũng theo đô đốc Mỹ này, năng lực hạt nhân của Washington đă tụt lại v́ bị ràng buộc bởi Hiệp ước INF và nếu Trung Quốc kư kết văn kiện này, 95% tên lửa của họ sẽ bị xem là vi phạm. Trong chuyến thăm Moscow hồi tháng 10-2018, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng đă bày tỏ sự không hài ḷng với Hiệp ước INF khi khẳng định nó không c̣n phù hợp với "thực tế chiến lược mới" v́ thiếu cái tên Trung Quốc.
Một loại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Ảnh: REUTERS
"V́ môi trường chiến lược đă thay đổi nhanh chóng kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, chúng ta cần t́m các biện pháp kiểm soát vũ khí để đối phó với sự gia tăng số lượng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, số lượng vũ khí phi chiến lược của Nga và sự xuất hiện của những công nghệ mới như vũ khí siêu thanh" - ông Michael McCaul, quan chức cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, khẳng định.
Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Zhang Jun hôm 2-8 chỉ trích điều mà ông mô tả là "những nỗ lực nhằm biến Trung Quốc thành lời biện hộ cho sự sụp đổ của INF". "Mỹ khẳng định Trung Quốc nên là một thành viên của INF. Tuy nhiên, tôi tin tất cả đều biết rằng năng lực hạt nhân của Trung Quốc không bằng Mỹ và Nga" - ông Zhang tuyên bố.
Ngay khi rời bỏ INF, Washington tuyên bố thử nghiệm thế hệ tên lửa mới thời gian tới - tên lửa hành tŕnh trong vài tuần tới và tên lửa đạn đạo vào tháng 11. Dù vậy, theo báo The New York Times, đợt triển khai đầu tiên của thế hệ tên lửa mới này nhiều khả năng nhằm vào Trung Quốc, không phải Nga. Nhận định này càng có cơ sở khi Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper hôm 3-8 cho biết ông ủng hộ việc Washington sớm triển khai tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất tại châu Á nhưng không nói rơ địa điểm cụ thể. Dù vậy, theo Reuters, phát biểu này có thể làm gia tăng nỗi lo về một cuộc đua vũ trang mới và khiến quan hệ Mỹ - Trung thêm căng thẳng hơn nữa.
VietBF@ sưu tầm.