Trung Quốc đưa nhóm tàu Hải Dương 8 xâm phạm trái phép vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam đang bị dư luận quốc tế phản ứng quyết liệt. Trung Quốc không thể biện minh hành động phạm pháp tại Biển Đông!
Theo Tiến sỹ Murray Hiebert, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một trong những chuyên gia hàng đầu của Mỹ về ASEAN, cộng đồng quốc tế cần có những biện pháp cứng rắn hơn nhằm ngăn chặn các hành vi của Trung Quốc, trong đó cần nêu đích danh các hành vi vi phạm luật pháp của Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế.
Việt Nam cần có thêm sự ủng hộ quốc tế
Tiến sỹ Murray Hiebert chỉ ra rằng, Trung Quốc đă thực hiện các mục tiêu của họ khá rơ ràng trong ṿng 10 năm gần đây, với cách lập luận rằng mọi thứ nằm trong đường 9 đoạn mà họ đưa ra yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông đều thuộc về họ. Chúng ta đă thấy họ hành xử như mọi thứ đă thuộc về ḿnh với việc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá vào những thời điểm nhất định trong năm và ngăn cản các hoạt động của ngư dân.
Và ngay trong lĩnh vực khai thác dầu khí, Trung Quốc đă yêu cầu Philippines không được khai thác, mà phải hợp tác với Trung Quốc. Năm 2017, 2018, Trung Quốc cũng đă gây áp lực tương tự đối với Việt Nam, đ̣i Việt Nam phải ngừng hợp tác với các đối tác khác trong lĩnh vực dầu khí.
H́nh ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo phi pháp một băi đá ở Biển Đông. Ảnh: CSIS.
Và bây giờ, hăy nh́n xem, Trung Quốc lại tiếp tục gây áp lực với Việt Nam yêu cầu Việt Nam dừng các dự án hợp tác khai thác dầu khí với tập đoàn Rosneft đang vận hành trong thềm lục địa của Việt Nam.
Nh́n vào những ǵ đang diễn ra, Tiến sỹ Murray Hiebert cho rằng, Trung Quốc đang tính từng bước dần dần kiểm soát Biển Đông khi họ có thể. Theo Phó giám đốc CSIS, việc Trung Quốc đưa nhóm tàu Hải Dương 8 xâm phạm trái phép EEZ và thềm lục địa của Việt Nam gây ra rủi ro lớn nhất là nguy cơ va chạm nếu các t́nh huống không được kiểm soát.
Ông cũng cho rằng, các phản ứng quốc tế gần đây, đặc biệt là phản ứng của Mỹ và các nước tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 là những phản ứng cần thiết để ngăn ngừa các hành vi ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặc dù những phản ứng này đi xa hơn những phản ứng thường thấy trước đây nhưng ông Murray Hiebert cho rằng thế là chưa đủ.
Theo ông, Mỹ đang muốn t́m kiếm lập trường chung của Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Australia, các nước cùng quan điểm khác trong việc ngăn cản các hành động phi pháp của Trung Quốc. Mỹ và cộng đồng quốc tế nên nêu những hành động của Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế như G7, G20 hay những diễn đàn lớn ở Liên Hợp Quốc.
Ngoài ra, Mỹ cũng có thể áp đặt các lệnh trừng phạt những công ty có liên quan đến các hành động phi pháp của Trung Quốc, tương tự như trường hợp áp dụng các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp dụng đối với các trường hợp khác... Đây là một ư tưởng, theo vị tiến sĩ tới từ CSIS, Mỹ có thể làm nhiều hơn ngoài việc đưa ra các tuyên bố.
Tiến sĩ Murray Hiebert cũng cho rằng, Việt Nam cần có thêm sự ủng hộ quốc tế. Trung Quốc thường “không đếm xỉa” ǵ đến phản ứng của cộng đồng quốc tế cũng như phản ứng của các quốc gia có liên quan. Các nước khác cần nêu lên những hành động của Trung Quốc trong các diễn đàn quốc tế, để Bắc Kinh ngừng lại các hành vi trái phép của họ.
Trung Quốc đang gây nguy hiểm cho an ninh tại Biển Đông
Nhận định về hành động của Trung Quốc, ông Gilang Hambara, chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc CSIS Indonesia cho biết: “Là một nước có chủ quyền, Việt Nam có đầy đủ quyền để lên án sự xâm phạm chủ quyền từ Trung Quốc. Trung Quốc đă vào khu đặc quyền kinh tế Việt Nam, đây là một hành động sai trái”.
Theo ông Gilang, những hành động đơn phương của Trung Quốc thời gian gần đây như đánh ch́m tàu cá Philipines hay đưa tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho thấy, Trung Quốc đă phớt lờ luật pháp quốc tế, gây ảnh hưởng cho sự ổn định trên Biển Đông.
“Những năm gần đây, Trung Quốc đă vi phạm nhiều điều khoản trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Philippines đă kiện Trung Quốc và Toà trọng tài quốc tế (PCA) năm 2016 đă ra phán quyết, bác bỏ các yêu sách phi lư của Trung Quốc. Song, sau đó Trung Quốc đă hoàn toàn không tuân thủ phán quyết của PCA, tiếp tục các hành động trái phép như xây đảo nhân tạo, phá huỷ môi trường và tuyên bố về đường chín đoạn. Có thể nói, Trung Quốc đều không tuân thủ một cách đầy đủ các quy định của UNCLOS hay PCA”.
Vị chuyên gia cũng cho rằng, việc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (COC) là rất cần thiết bởi Biển Đông là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động giao thương. Cộng đồng quốc tế và các quốc gia ASEAN, trong đó có Indonesia cần có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải trên Biển Đông.
Trong khi đó, ông Bill Hayton, chuyên gia hàng đầu về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh nhận định rằng: “Đây rơ ràng là một sự vi phạm EEZ của Việt Nam. Theo UNCLOS 1982, tôi không thấy có điều ǵ có thể biện minh cho các hoạt động hiện nay của Trung Quốc. Việt Nam có mọi quyền để bảo vệ EEZ của ḿnh. Theo UNCLOS và phán quyết của PCA 3 năm trước đây th́ khu vực biển đó thuộc về Việt Nam”.
Giáo sư Stein Tonnesson thuộc Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh Oslo, Norway cùng chia sẻ quan điểm trên khi cho rằng, đây là một hành vi đáng chê trách từ phía Trung Quốc. C̣n nguyên Phó Chánh văn pḥng Nội các Nhật Bản Katsuhito Asano th́ khẳng định hành vi của Trung Quốc đă vi phạm UNCLOS 1982, gây ảnh hưởng tới an ninh của Biển Đông và khu vực.
Trung Quốc không những xâm phạm EEZ và thềm lục địa của Việt Nam mà gần đây đang gia tăng những hành động quân sự hóa tại Biển Đông. Điều này là coi thường luật pháp và dư luận quốc tế.
VietBF@ sưu tầm.