Người dân Hong Kong vẫn đổ ra đường biểu t́nh. Giới trẻ cũng như người cao niên xuống đường ở Hồng Kông vào sáng Thứ Bảy, 10 Tháng Tám, nói rằng họ đi biểu t́nh là để bảo vệ cho tương lai của vùng đất này và kêu gọi cảnh sát hăy “buông súng,” ngưng đàn áp người phản kháng.
Người biểu t́nh tại phi trường Hồng Kông hôm Thứ Bảy, 10 Tháng Tám.
Theo bản tin của báo South China Morning Post (SCMP), vào một ngày nóng bức, với nhiệt độ lên tới 30 độ C (86 độ F), hàng trăm người cao niên tuần hành trong suốt hai giờ đồng hồ từ trụ sở cảnh sát Hồng Kông ở Wan Chai đến văn pḥng Bộ Trưởng Tư Pháp Hồng Kông, cùng văn pḥng Đặc Khu Trưởng ở khu Admiralty để đưa thư phản đối.
Tại khu Edinburgh Place, nơi từng xảy ra nhiều cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu t́nh, hôm Thứ Bảy đă có cuộc tuần hành được cảnh sát cấp giấy phép, gọi là “Bảo Vệ Tương Lai Trẻ Em.”
Cuộc biểu t́nh này được giới cha mẹ tổ chức, để có thể bày tỏ quan điểm của họ đối với chính quyền trong môi trường an toàn, không lo bị đánh đập hoặc bị hơi cay.
“Chúng tôi muốn chắc chắn rằng con của ḿnh khi lớn lên muốn viết ǵ cũng được và có quyền tự do lên mạng đọc ǵ th́ đọc,” theo lời ông Wai Ming Ng., một người trong ban tổ chức.
Các “công dân tóc bạc” tổ chức biểu t́nh của riêng ḿnh, đưa thư phản đối cảnh sát. (H́nh: Vivek Prakash/AFP/Getty Images)
Bà Ching Leung, một trong những “công dân tóc bạc” tham dự cuộc tuần hành từ Wan Chai tới Admiralty, nói rằng bà tham dự nơi đây v́ không đủ sức bước theo kịp các cuộc biểu t́nh lớn hơn.
“Tôi đến tham dự một số cuộc biểu t́nh vài tháng qua,” theo bà Ching, 64 tuổi, cựu giáo viên. “Nhưng tôi đă lớn tuổi rồi, chân không c̣n nhanh nữa. Tôi không muốn cản trở người đi biểu t́nh khi họ tiến lên.”
Cuộc biểu t́nh này, được một nhóm gồm tám người hơn 40 tuổi khởi xướng, với các liên lạc thông báo được đưa ra qua các trang như WhatsApp và Telegram.
Cha mẹ đưa con đi biểu t́nh “Guard Our Children’s Future” để con c̣n được hưởng tự do dân chủ khi lớn lên. (H́nh: Anthony Kwan/Getty Images)
Trong lá thư gửi cho cảnh sát, bà Carrie Lam (đặc khu trưởng Hồng Kông) và Bộ Trưởng Tư Pháp Hồng Kông Teresa Cheng, nhóm biểu t́nh này nói rằng hệ thống giám sát cách hành xử của cảnh sát đă sụp đổ.
Bức thư này cũng lên án thành phần lănh đạo Hồng Kông v́ những hành động “đă đưa đến t́nh trạng hỗn loạn xă hội mà chúng ta phải đối diện ngày hôm nay.”
“Bà Carrie Lam đổ hết lỗi lên người biểu t́nh, nói rằng họ muốn phá hủy Hồng Kông mà không nghĩ ǵ tới những ǵ bà đă làm để đáp ứng lại đ̣i hỏi của phía biểu t́nh,” theo lời bà Tam Kwok-sun, cũng là một nhà giáo nghỉ hưu, 64 tuổi.
Em nhỏ theo cha mẹ đi biểu t́nh. (H́nh: AP Photo/Vincent Thian)
Tại khu Central, bà Kate Lam cùng ông chồng đưa đứa con gái 2 tuổi đến dự cuộc biểu t́nh tuần hành của các gia đ́nh, được cảnh sát Hồng Kông cấp giấy phép.
Họ muốn được lên tiếng bày tỏ quan điểm của ḿnh mà không lo sợ bị cảnh sát đàn áp như ở các cuộc biểu t́nh khác.
“Đây là một trong những cuộc biểu t́nh c̣n được chính quyền chấp thuận, sau khi họ cấm những nơi khác,” theo bà Kate Lam.
Bà nói hai vợ chồng lo ngại về t́nh trạng bắn lựu đạn cay và bạo lực nh́n thấy ở các cuộc biểu t́nh khác.
“Chính quyền sử dụng hơi cay một cách bừa băi và dùng bạo lực không cần thiết để đàn áp người đi biểu t́nh,” cũng theo bà Kate Lam.