Thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ dự báo sẽ vượt quá 1.000 tỷ USD trong năm tài khóa tiếp theo, trái lời hứa tranh cử của ông Trump. Nợ sẽ lên tới mức kỷ lục vào năm 2029.
Nếu thâm hụt ngân sách diễn biến đúng như dự báo, đây sẽ là đ̣n giáng vào lời hứa tranh cử của Tổng thống Trump là không chỉ cân bằng ngân sách mà c̣n trả hết nợ công của Mỹ, theo AP.
“Viễn cảnh ngân sách của đất nước đang khá thách thức”, Phillip Swagel, giám đốc Văn pḥng Ngân sách Quốc hội (CBO) nói với AP. “Nợ liên bang, vốn đă rất cao so với quá khứ, đang ở mức không thể duy tŕ được”.
CBO là cơ quan phi đảng phái đă đưa ra ước tính nói trên ngày 21/8 - ước tính đầu tiên tính đến thỏa thuận ngân sách mà ông Trump và Quốc hội đạt được trong mùa hè này.
Nói cách khác, chính sách chi tiêu công và giảm thuế của ông Trump đang buộc nước Mỹ phải vay ngày càng nhiều tiền, theo New York Times.
Theo CBO, thâm hụt ngân sách (tức khoản thiếu hụt giữa tổng tiền thuế thu được và tổng tiền mà chính phủ cần cho mọi chương tŕnh) cho tài khóa năm nay sẽ là 960 tỷ USD, c̣n tài khóa năm sau (bắt đầu ngày 1/10) sẽ vượt quá 1.000 tỷ USD.
Tổng thống Donald Trump đă tham vọng hứa hẹn không chỉ cân bằng ngân sách mà c̣n trả hết nợ công của Mỹ, nhưng lời hứa đó càng xa vời với ước tính thâm hụt sẽ vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD. Ảnh: AP.
Ông Swagel cho biết nợ liên bang sẽ tăng cao hơn nữa trong thập kỷ tới v́ dân số già đi và chi tiêu dành cho chăm sóc sức khỏe buộc phải tăng. (Khi thâm hụt ngân sách, chính phủ buộc phải vay tiền để bù vào khoản thiếu hụt).
Đến năm 2029, nợ công của Mỹ sẽ đạt mức kỷ lục, theo tỷ lệ % so với GDP, tính từ sau Thế chiến II.
Số nợ tăng như vậy là do các thỏa thuận ngân sách, được cả hai đảng đồng thuận, sẽ tăng chi tiêu cho quân đội và một số khoản khác. Ngoài ra, cuộc chiến thương mại đang khiến đầu tư và sản lượng kinh tế tăng chậm lại, giảm tiền thuế nộp cho Bộ Tài chính.
Để ổn định t́nh h́nh, ông Swagel nói các nghị sĩ cần phải tăng thuế, giảm chi tiêu công hoặc kết hợp hai hướng này, theo AP.
CBO cũng đưa ra các dự đoán kinh tế không mấy lạc quan, sau khi tính đến ảnh hưởng của thỏa thuận ngân sách.
Nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại, trong khoảng 1,8%-2,3% trung b́nh trong bốn năm tới, do sự chững lại về tiêu dùng và ảnh hưởng của thương chiến đến đầu tư. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng từ 3,7% lên 4,6%, trong các năm từ 2020 đến 2023.
“Thỏa thuận ngân sách gần đây là thỏa thuận phá vỡ ngân sách, và đây chính là bằng chứng. Cả hai đảng đều làm mọi chuyện tệ đi”, theo Maya MacGuineas, chủ tịch một tổ chức tư nhân có tên Ủy ban v́ Ngân sách Liên bang Trách nhiệm.
Tổ chức của bà chuyên nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề có tác động lớn đến t́nh h́nh ngân sách liên bang.
VietBF © sưu tầm