8/29/19
WESTMINSTER - Một tin không vui cho những người đi mót lon để kiếm sống qua ngày. Vào ngày thứ Hai vừa qua, công ty nhận mua lon nhôm, chai thủy tinh, b́nh nhựa để tái chế lớn nhất California đă quyết định đóng hết thảy các cơ sở trên toàn tiểu bang, cho nghỉ việc toàn bộ 750 nhân viên. Trong số này có nhiều trạm nhận mua lon trong những khu phố có nhiều người gốc Việt như Westminster, Garden Grove, Anaheim.
Tin của hăng thông tấn AP cho biết công ty RePlanet đă đóng hết 284 trung tâm nhận mua lon kể từ ngày thứ Hai vừa qua.
Nói với nhật báo San Jose Mercury News, ông David Lawrence, chủ tịch của công ty RePlanet, cho biết quyết định đóng cửa này xuất phát từ việc ngành kinh doanh tái dụng không c̣n có lợi như trước, chi phí đă gia tăng, trong khi giá lon nhôm, nhựa PET đều đă giảm thấp.
Ba năm trước đây RePlanet từng đóng 191 trung tâm nhận mua lon và cho 278 nhân viên nghỉ việc.
Sự việc Replanet đóng cửa hoàn toàn sẽ khiến cho người dân khó t́m nơi để bán lon, chai, đặc biệt là những người nghèo hoặc người vô gia cư sống nhờ bán lon để có chút tiền sinh tồn qua ngày.
Consumer Watchdog, một tổ chức phi lợi nhuân chuyên theo dơi lănh vực tiêu thụ và từng nghiên cứu ngành tái dụng tại California, cho biết rằng hơn 40% trung tâm nhận mua chai lon của các công ty đă đóng cửa trên khắp tiểu bang trong ṿng năm năm qua. Nguyên nhân đưa đến sự ngưng hoạt động là v́ giới tiêu thụ nhận lại tiền bán quá ít, chỉ khoảng 50% so với tiền đóng deposit khi mua sản phẩm ở cửa tiệm, nên họ không hăng hái tham gia recycling như trước đây.
Sự đóng cửa hàng loạt các trung tâm nhận mua lon sẽ đưa đến sự việc những thứ phế thải này sẽ bị chuyển đến các băi rác lớn, thay v́ được đưa qua hệ thống tái chế để dùng lại. Người dân sẽ ném chai lon vào thùng rác ở nhà hoặc bỏ bên cạnh những thùng nhận lon đặt ở lề đường tại một số thành phố.
Từ trước đến nay Trung Quốc là quốc gia mua đồ phế thải tái dụng lớn nhất của Hoa Kỳ. Trong thời gian gần đây th́ Trung Quốc đă giới hạn những vật liệu mà họ có thể nhận từ Hoa Kỳ, đưa đến t́nh trạng giảm giá chai, lon đă qua sử dụng.
Những người vận động cho việc tái dụng vật liệu từng kêu gọi chính phủ hăy hỗ trợ các trung tâm recycling. Giờ đây họ lo ngại rằng thêm nhiều thứ có thể dùng lại được những sẽ bị vất đầy ở băi rác.
Trước tin Replanet đóng cửa, hội Consumer Watchdog càng lớn tiếng kêu gọi CalRecycle, một cơ quan của chính quyền California, hăy ban luật bắt buộc các siêu thị và tiệm tạp hóa phải nhận mua lại chai lon tái dụng.