Giám đốc FBI Christopher Wray cho rằng các đại học Mỹ đă vô t́nh để các giáo sư, nhà khoa học, sinh viên lợi dụng hệ thống của Mỹ để thu thập thông tin cho Trung Quốc. Kể từ đó có nhiều thay đổi trong lĩnh vực giáo dục quốc tế của Mỹ, bên đă đào tạo hơn 350.000 sinh viên Trung Quốc, chứng kiến nhiều thế hệ học giả Trung Quốc được giáo dục tại Mỹ trở thành công dân nhập tịch và giáo sư, pḥng thí nghiệm Mỹ - Trung hợp tác với nhau.
Những thay đổi nổi bật là tăng cường kiểm tra thị thực đối với các học giả Trung Quốc trong các lĩnh vực khoa học nhạy cảm và thắt chặt chính sách. Chẳng hạn, Bộ Năng lượng Mỹ hồi tháng một cấm nhân viên tham gia các chương tŕnh chiêu mộ nhân tài nước ngoài từ các "nước nhạy cảm". Động thái này được cho là nhắm mục tiêu vào chương tŕnh "hàng ngh́n nhân tài" của Trung Quốc, cung cấp nguồn tài trợ hào phóng và pḥng thí nghiệm rộng răi cho các nhà nghiên cứu nước ngoài.
FBI đă kết hợp với các cơ quan khoa học và các pḥng ban liên bang để tiến hành các cuộc điều tra sâu rộng về ảnh hưởng của nước ngoài và hành vi vi phạm về tài trợ. Những động thái này khiến một số nhà nghiên cứu và giáo sư gốc Hoa bị sa thải v́ không tiết lộ quan hệ với nước ngoài trong khi nhận được tài trợ liên bang Mỹ.
Một số trường đại học, học giả và hiệp hội học thuật tức giận v́ cho rằng chính phủ cố t́nh nhắm mục tiêu vào các học giả Trung Quốc và học giả Mỹ gốc Hoa. Một số chủ tịch đại học danh tiếng đă viết thư ngỏ và các bài xă luận trên các tờ báo lớn về chủ đề này. Chủ tịch Đại học Columbia Lee Bollinger chỉ trích FBI can thiệp vào công việc nội bộ của trường trong bài viết trên Washington Post vào tháng trước.
Một số sinh viên vẫy cờ Trung Quốc tại Đại học Columbia ở New York năm 2018. Ảnh: Xinhua.
60 hiệp hội học thuật tuần trước gửi thư ngỏ bày tỏ lo ngại rằng việc đối xử nặng nề với các công dân nước ngoài muốn làm việc hoặc hợp tác với các tổ chức Mỹ có thể làm ảnh hưởng đến danh tiếng của Mỹ, vốn là nơi chào đón các nhà nghiên cứu quốc tế.
Mặc dù các trường đại học nhấn mạnh cam kết với hội nhập toàn cầu, giảng viên và nhà nghiên cứu hiểu rằng các cơ quan tài trợ liên bang không có cái nh́n thiện cảm về những hoạt động hợp tác với nước ngoài của họ.
Hiện giờ, các trường đại học Mỹ đang bắt đầu năm học mới trong bối cảnh các nhà lập pháp và cơ quan liên bang lo lắng rằng họ có thể vô t́nh tiếp tay cho hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và âm mưu gây ảnh hưởng của nước ngoài, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng v́ chiến tranh thương mại và các vấn đề khác. Các nghị sĩ trong năm qua đă thúc đẩy các dự luật nhằm hạn chế ảnh hưởng của nước ngoài với giáo dục đại học. Các nhà điều tra liên bang t́m cách đưa ra các biện pháp tránh "ṛ rỉ chất xám" từ các nghiên cứu của Mỹ.
Các trường đại học đă tổ chức các buổi nhắc nhở giảng viên về vấn đề bảo mật khi ra nước ngoài hay cung cấp máy tính xách tay và điện thoại di động không có dữ liệu nhạy cảm cho các nhà nghiên cứu đến "quốc gia có nguy cơ cao". Họ cũng cập nhật quy tắc kiểm tra lư lịch khi tiếp đón khách nước ngoài và xây dựng quan hệ với văn pḥng FBI địa phương.
Toby Smith, phó chủ tịch Hiệp hội các trường đại học Mỹ, cho rằng các trường cần đảm bảo nhà nghiên cứu và giảng viên đều hiểu rơ các quy tắc khi chấp nhận tài trợ nước ngoài, kư hợp đồng với tổ chức nước ngoài. Sinh viên cần biết rơ họ có thể hoặc không thể mang thứ ǵ theo sau khi hoàn thành công việc tại pḥng thí nghiệm.
"Trước kia, môi trường ở đây mở, tức là không có biện pháp kiểm tra hay lo lắng nào về việc chia sẻ thông tin nếu chúng không phải tài liệu nhạy cảm", Smith nói.
Nhưng điều đó đă phần nào thay đổi do các trường đại học trở nên thận trọng hơn nhiều về mối quan hệ với các "thực thể nước ngoài". Các nhà điều tra liên bang lo ngại việc các học giả không tiết lộ nhà tài trợ hoặc cộng tác viên nước ngoài có thể ảnh hưởng đến việc chuyển nhượng và sở hữu tài sản trí tuệ.
Các mối lo ngại và các cuộc điều tra đang gây áp lực lên ngành giáo dục đại học Mỹ, với có văn hóa cởi mở và sẵn sàng hợp tác với bên ngoài.
"Chúng ta có hai quan điểm đối lập, một bên ủng hộ mở cửa truy cập và chia sẻ dữ liệu từ các cơ quan khoa học. Trong khi đó, cơ quan an ninh cho rằng không nên chia sẻ nghiên cứu", giáo sư Wendy Streitz, chủ tịch Hội đồng Quan hệ Chính phủ, đại diện cho gần 200 trường đại học và viện nghiên cứu, nói.
VietBF © sưu tầm