Việc đánh bại lá chắn pḥng không của Nga là chuyện không hề khó đối với nước Mỹ. Tướng Mỹ Jeffrey Lee Harrigian tuyên bố đă có kế hoạch đánh bại hệ thống pḥng không Nga ở Kaliningrad nếu xung đột nổ ra.
"Trong trường hợp chúng tôi phải tới Kaliningrad và hạ gục hệ thống pḥng không tích hợp (IADS) tại đó, chúng tôi chắc chắn đă có kế hoạch. Chúng tôi được huấn luyện để làm điều đó", tướng Harrigian, tư lệnh không quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi, ngày 19/9 tuyên bố với báo giới.
Hệ thống tên lửa pḥng không S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik.
Tướng Harrigian không tiết lộ chi tiết về kế hoạch đánh bại hệ thống pḥng không Nga, nhưng khẳng định nó sẽ bao gồm các cuộc tấn công phối hợp từ cả trên không, trên bộ, trên biển, trên vũ trụ, trên không gian mạng và tác chiến điện tử.
"Đ̣n đáp trả của Mỹ đối với các động thái gây hấn của Nga từ Kaliningrad sẽ rất đa dạng, kịp thời và hiệu quả", tư lệnh Mỹ nhấn mạnh.
Với vị trí chiến lược nằm lọt giữa các nước thành viên NATO, vùng lănh thổ hải ngoại Kaliningrad được xem như chốt chặn của Nga trong trường hợp nổ ra xung đột với khối này. Nga gần đây đă triển khai nhiều vũ khí hạng nặng đến Kaliningrad, trong đó có các tổ hợp tên lửa pḥng không S-400 và tên lửa đối hạm tầm trung Bastion.
Vị trí vùng lănh thổ Kaliningrad của Nga và hành lang Suwalki. Đồ họa: Washington Post.
NATO rất lo ngại về vị trí của Kaliningrad, đặc biệt là với hành lang Suwalki nối vùng lănh thổ này với Belarus, đồng minh thân cận của Nga. NATO coi hành lang Suwalki chạy dọc biên giới hai nước thành viên Litva và Ba Lan là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trong trường hợp nổ ra xung đột với Nga.