Cô gái Việt kiến trúc sư rất ngạc nhiên khi lần đầu đến nhà, khiến bố bạn trai nói: 'Cuối cùng th́ tôi cũng được gặp cô gái nổi tiếng này", v́ cô gái Việt đă từng nghe ông bà khó tính, cho nên yêu nhau đến tháng thứ 5, mới đồng ư về nhà.
Kiến trúc sư Đặng Tố Nga từng là giảng viên Đại học Kiến trúc Hà Nội và tạm nghỉ 2 năm trước để hoàn thành các nghiên cứu tại Italy. Hiện chị sinh sống tại thành phố Torino với người chồng hơn 7 tuổi, là kiến trúc sư và con gái 15 tuổi.
Theo Tố Nga, gia đ́nh chồng chị thuộc ḍng dơi quư tộc Italy. Nhiều đời trước từng là bá tước. Hiện nay chế độ quân chủ ở đây không c̣n tồn tại, nhưng mọi nề nếp, tác phong trong gia đ́nh vẫn được lưu giữ, tức là "giữ tinh thần quư tộc chứ không phải sự giàu có, xa hoa".
Trong nhà, con cái luôn có lễ nghi phép tắc với ông bà, cha mẹ, không tự do như các gia đ́nh hiện đại ở Italy. Bữa ăn là thời gian cả nhà quây quần nên những ai có mặt đều tôn trọng các quy tắc của gia đ́nh: không vào bàn ăn muộn bất kể đang làm ǵ dang dở, người nào ăn xong trước cũng không được phép đứng lên...
"Bà nội chồng tôi luyện cho các cháu ngồi ăn theo đúng phép lịch sự bằng cách cho mỗi đứa kẹp 2 cái khăn ăn vào nách, đứa nào làm rơi khăn lúc ăn là bị phạt", chị chia sẻ.
Chị Tố Nga giảng dạy tại Đại học Kiến Trúc từ 2007 đến 2017. Cả gia đ́nh chị và chồng đều làm ngành kiến trúc. Ảnh: Đ.T.N.
Một buổi tối gần đây, người phụ nữ Việt nói với chồng, anh Marco: "Bạn bè em cứ hỏi làm dâu nhà quư tộc có khó khăn ǵ không? Nhưng em thấy đơn giản, chẳng có ǵ khác ngoài mấy luật lệ về tác phong, cư xử. Bố mẹ anh cũng dễ tính".
Marco vội phản bác: "Em thấy đơn giản v́ được cha mẹ xây dựng cho cái nếp từ bé. Bố mẹ anh chỉ dễ với em, chứ thật ra họ khá khắt khe. Anh yêu Sonja 2 năm nhưng chưa dám dẫn về nhà lần nào. Yêu Elizabetta 5 năm chỉ dẫn về nhà một lần. Và một người nữa th́ em đă biết thế nào rồi đấy".
Cô gái ấy người Columbia, đă ở bên Marco 3 năm. Sau nhiều lần cô đề nghị đưa về nhà, Marco cũng dẫn về ăn trưa vào một ngày chủ nhật. Tất cả tṛn mắt ngạc nhiên khi thấy cô rắc phô mai Parmesan lên đĩa mỳ ngao. "Người Italy không bao giờ rắc pho mai lên mỳ hải sản. Hành động đó tương đương với việc đổ nước mắm vào cốc chè đỗ đen của nước ta vậy", Tố Nga giải thích.
Khi nghe tiếng dao dĩa của cô có âm lượng hơi to, mọi người lại liếc mắt nh́n nhau. Khi chị rót nước vào cốc với khuỷu tay nâng cao, anh vội đỡ lấy chai nước để giúp chị, v́ đă hiểu ánh mắt của cả nhà.
Tại nhà Marco, hết mỗi món ăn mọi người lại thay đĩa và dao dĩa khác. Riêng cô gái này cứ dùng đĩa đó hết món này sang món khác. Trên đĩa có dính sốt của món mỳ giờ lại lẫn vào với salad. Mọi người vẫn không nói ǵ. Đến khi chị để miếng bánh mỳ lên thành đĩa th́ em trai của Marco không nhịn được nữa buột miệng nói: "Sao chị lại để bánh mỳ lên thành đĩa ăn thế? Có đĩa để bánh mỳ riêng mà".
Cô gái đó đă không chiếm được cảm t́nh của gia đ́nh Marco ngay từ lần đầu tới thăm. V́ vậy khi biết tin họ chia tay nhau, cả nhà vui mừng.
Khi yêu Tố Nga, Marco nh́n thấy sự chỉn chu trong tác phong ăn nói của chị nên tự tin mời về nhà. Nhưng qua bạn bè, Nga đă được biết về sự "kỹ tính" của gia đ́nh anh nên không dám nhận lời. Chàng trai đă sắp đặt để Tố Nga làm quen với anh và em trai của ḿnh trước. Họ đều quư mến cô ngay lần đầu gặp.
Đến tháng thứ 5 yêu nhau, chị mới đồng ư về nhà. Bố mẹ anh rất hiền và thân thiện, khác hoàn toàn những ǵ chị tưởng tượng. "Lần đầu đến nhà, bố anh nói: 'Cuối cùng th́ tôi cũng được gặp cô gái nổi tiếng này!".
Cô gái Việt ngạc nhiên. Hóa ra ông đă nghe nhiều người thân kể về ḿnh trước đó. Bố Marco hỏi Nga về gia đ́nh, Việt Nam, tôn giáo và chính trị..., c̣n mẹ anh thích "tám chuyện" về Khổng Tử. "Bữa trưa diễn ra rất tốt đẹp. Ứng xử trên bàn ăn th́ tôi đă được rèn từ nhỏ rồi, thậm chí ở nhà tôi c̣n khắt khe hơn. Ông bà c̣n giữ tôi lại ăn tối xong mới cho về", chị kể.
Sau này về làm dâu, Tố Nga được ông bà yêu thương. Bố chồng hay tặng quà cho nàng dâu. Mẹ chồng thường giặt quần áo, dạy chị làm gốm, cắt may quần áo, thêu thùa...
"Để thuận lợi bước chân vào gia đ́nh quư tộc th́ chỉ cần sử dụng đúng 'mật mă mở cửa' của họ là mọi thứ sẽ vô cùng dễ dàng. Cả tôi và chị dâu chồng đều không xuất thân quư tộc, nhưng được cha mẹ dạy dỗ kỹ càng từ nhỏ", nữ kiến trúc sư chia sẻ.
Chị Nga và chồng kết hôn được 16 năm. Ảnh: Đ.T.N.
Bản thân Đặng Tố Nga sinh ra trong một gia đ́nh có bố nguyên là hiệu trưởng Đại học Kiến trúc, mẹ làm ở Bộ Y tế. Bố chị thường dạy các con: "Chỉ nghe một câu là đủ biết tŕnh độ học vấn của bạn, chỉ cần quan sát một phút ở bàn ăn là biết văn hoá ứng xử của bạn".
Đơn giản nhất với món rau muống luộc, ông dạy chị kỹ thuật luộc rau xanh, sau đó vớt ra rổ cho ráo nước, rồi phải gắp từng cọng rau vào đĩa xếp thẳng hàng để khi ăn, mọi người gắp dễ dàng, chứ không bị kéo lên cả búi.
"Bố tôi đă đi rất nhiều nước và ông thường kể về những miền đất đă đi qua, từ đó truyền cho tôi tinh thần nhập gia tuỳ tục. Mẹ tôi làm trong ngành dược nên vô cùng sạch sẽ, ngăn nắp. Không phải dân ngoại giao, nhưng đến nước nào bà cũng học một bài hát bằng tiếng nước đó. Mỗi lần gặp người nước ngoài, mẹ tôi sẽ hát bài đó, họ cảm động lắm", chị kể.
Trước khi du học Italy năm 1997, cô sinh viên đă cất công t́m hiểu văn hoá và các phép tắc lịch sự của họ. Nga vẫn c̣n nhớ măi hồi mới sang được một cậu bạn người bản địa mời về ăn tối cùng với các bạn người Việt. "Rất may là tôi đă đọc được rằng người Italy ăn từng món một chứ không bày tất cả lên bàn ăn như ta, nên tôi không ăn đến no bụng ngay từ món đầu tiên giống các bạn ḿnh", chị Nga kể.
Cái nếp mà Tố Nga có được không phải ở chỗ bố mẹ chị đă dạy phải ăn đồ Italy như thế nào, mà đă truyền cho chị ư thức học hỏi văn hoá xứ người, văn hoá ngoại giao.
"Nhập gia tuỳ tục là điều được răn dạy trong gia đ́nh tôi và tôi nghĩ cũng là một điều rất quan trọng trong văn hoá Việt, để khi đi nước ngoài bạn không làm cho người Việt bị mang tiếng 'xấu xí'", nữ giảng viên bộc bạch.