9/21/19
VISTA, California (NV) – Cách Little Saigon gần 90 dặm về phía Nam California, là thành phố núi đồi Vista thuộc San Diego County.
Ở tuổi ngoài 80, ông Nguyễn Ngọc Ổn đă biến nông trang thành nơi dưỡng già, với căn nhà ba pḥng ngủ, lũy tre ngà và vườn cây trái chỉ dành để thết đăi khách và con cháu. (H́nh: Tâm An/Người Việt)
Nơi đây phong cảnh hữu t́nh, với nhiều biệt thự nằm chênh vênh trên đỉnh đồi, xen kẽ là những nông trại xanh ngút mắt. Ở đó, hiếm hoi có một nông trang của “đôi bạn cao niên” gốc Việt, vốn là kỹ sư canh nông, ông Nguyễn Ngọc Ổn (82 tuổi) và bà Nguyễn Thị Quới (83 tuổi), với trên 500 gốc thanh long đang mùa thu hoạch và nhiều loại cây ăn trái khác.
Sau gần chín tháng “hẹn ḥ,” chờ cho tới mùa thanh long chín, phóng viên nhật báo Người Việt mới có dịp tới thăm nông trang của ông bà.
Mở cổng chờ sẵn chúng tôi, lăo nông Nguyễn Ngọc Ổn cười hiền hậu nói: “Thật tiếc v́ bà nhà tôi hôm nay đột nhiên không khỏe, phải tới nhà cô con gái để được chăm sóc, thành ra có ḿnh tôi.”
Lăo nông 82 tuổi, ông Nguyễn Ngọc Ổn, bên cạnh vườn ươm thanh long trên chậu, tiết kiệm 2/3 nước tưới tiêu, mang tên “Keep America Green” tại thành phố Vista, San Diego County, Nam California. (H́nh: Thanh Long/Người Việt)
Nông trại nằm sát dưới chân một quả đồi. Phía trước cổng là một khóm tre ngà màu vàng gợi nhớ cảnh làng quê Việt Nam quen thuộc. Sau bụi tre là một căn nhà mobile home, có ban công và khung cửa sổ màu xanh thật xinh xắn. Trước nhà là những chậu thanh long mà ông bà đang nghiên cứu trồng thử nghiệm. Phía sau là triền đồi, rộng 5 mẫu Anh với nhiều loại cây nhiệt đới như táo, bưởi, hồng gịn, cam quưt, bơ, nhiều nhất là cây thanh long.
“Tôi là người yêu nghề nông. Ngày trước ở Việt Nam, tôi cũng có nông trại ở Phú Mỹ, Vũng Tàu. Mới đây, tôi được biết Phú Mỹ trở thành cảng nước sâu quan trọng, tàu lớn bây giờ neo đậu ngay trên mảnh đất của tôi ngày xưa,” ông nói.
Người đầu tiên trồng mía
Di cư sang Mỹ năm 1979 và ở tiểu bang California đến tận ngày nay. Ban đầu ông bà ở San Jose, rồi di chuyển về Anaheim. Năm 1982 ông bà mua đất ở Riverside để trồng mía, mục đích để ép lấy nước mía.
Bà Nguyễn Thị Quới bên ruộng mía những năm 1980. (H́nh: Nguyễn Ngọc Ổn cung cấp)
Là một trong những sinh viên khóa đầu tiên của trường Quốc Gia Nông Lâm Mục dưới thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, ngành quản lư nông trại, chàng kỹ sư canh nông Nguyễn Ngọc Ổn t́m ra giống mía thích hợp để ép lấy nước và đặc biệt không có phấn như giống mía thông thường.
Cho phóng viên xem những tấm h́nh từ hơn 30 năm về trước bên những bụi mía xanh mướt, ông Ổn tự hào kể: “Năm 1986, tại hội chợ ở thương xá Phước Lộc Thọ, chúng tôi là người đầu tiên bán nước mía cho người Việt đồng hương. Ngày đó chúng tôi bán giá $2/ly mà khách xếp hàng dài chờ mua.”
Không dừng lại ở việc bán nước mía một ḿnh, ông c̣n thiết kế và thuê thợ cơ khí làm ra những chiếc máy ép nước mía. “Tôi cho người ta thuê máy ép nước mía. Rồi tôi cung cấp mía cho họ để nhân rộng mô h́nh bán nước mía tươi,” ông kể.
Công việc cung cấp mía và máy ép nước mía đang hồi khởi sắc, khiến ông bà phải đi t́m nơi nào thích hợp trồng mía hơn.
Ông cho biết: “Năm 1997, chúng tôi mua lại nông trại 120 cây bơ này ở Vista. Tính là sẽ phá bơ đi trồng mía v́ đất ở đây thích hợp với mía hơn Riverside. Nhưng có một điều không ngờ tới là các bụi mía bị loài chuột đất phá hoại. Chúng đào hầm, ăn hết rễ mía, nên kế hoạch trồng mía không thành.”
“Tôi đành bỏ mía đi chăm lại các cây bơ để lấy trái bán cho các chợ Việt ở Little Saigon. Sau này bơ nhập cảng từ Trung Mỹ giá thấp hơn nhiều, nên tôi bỏ bơ, chuyển sang trồng thanh long. Lúc đó thanh long c̣n rất ít người trồng, giá bán cao, tới $5 một pound,” ông nhớ lại.
Miệt mài gây giống thanh long
Vườn thanh long của ông, lúc đầu đa số là giống thanh long trắng. Với 300 gốc thanh long, cứ một tuần cho hai lần thu hoạch. Ông bà chở tới các khu chợ người Việt để bỏ sỉ, như chợ ABC ở Westminster. Mấy năm gần đây, thanh long đỏ ra đời, giống thanh long trắng trở nên mất giá. Vốn đều là kỹ sư canh nông, ông bà tiếp tục nghiên cứu lai tạo ra giống thanh long mới.
Chủ nhân nông trang cắt từng trái thanh long có màu đỏ khác nhau, kết quả của công tŕnh lai tạo giống của ông trong nhiều năm. (H́nh: Tâm An/Người Việt)
“Tôi sưu tầm và mua được nhiều giống thanh long quư hiếm từ hội Tropical Rare Food. Từ đó tôi t́m cách lai chúng với nhau. Mấy chục năm nghiên cứu, giờ đây tôi đă tạo ra được năm giống thanh long có cấp độ đỏ khác nhau và một giống thanh long trắng ngon đặc biệt.”
Theo chân ông đi dọc triền đồi, thăm những cây thanh long đủ loại, những gốc bưởi, cam, bơ, táo trái sum suê, mới thấy được công sức ông bà bỏ ra ở mảnh đất này.
rong khi người ta thường trồng thanh long trực tiếp vào đất và cho leo vào các thanh bê tông đúc sẵn, th́ ông Ổn sáng kiến ra trồng thanh long vào chậu và cho leo vào các ống nhựa. Ông giảng giải: “Trước kia tôi trồng thanh long trực tiếp xuống đất, mỗi năm tính ra mất 60 gallon nước cho một gốc thanh long. Nay tôi nghiên cứu trồng trên chậu, chỉ c̣n tốn 20 gallon nước mà vẫn cho năng suất cao như thường.”
Theo ông, đất California vốn khô như sa mạc, không hề thuận lợi cho nông nghiệp. Thời tiết khô, nắng nhiều, rất ít khi có mưa, rất ít mạch nước ngầm. Toàn bộ nước dùng và tưới cây đều dẫn theo kênh nhân tạo từ tiểu bang Arizona về chứa ở các hồ rồi dẫn tới từng hộ gia đ́nh. Đối với người làm nông, việc quan trọng là tiết kiệm nước canh tác, để giảm chi phí. Chính v́ thế, sáng kiến trồng thanh long trong chậu, tiết kiệm được 2/3 nước tưới tiêu là rất đáng tự hào. Ông đặt tên cho dự án nghiên cứu của ḿnh là “Keep America Green” (tạm dịch “Giữ Cho Nước Mỹ Tươi Xanh”).
Cầm trên tay những trái thanh long đầu mùa chín mọng, căng tṛn, vừa hái vào để “thết đăi” chúng tôi, vị chủ nhân nông trang vừa bổ thanh long ra đĩa, vừa giải thích cặn kẽ: “Đây là năm loại trái thanh long đỏ do tôi lai tạo ra. Chúng có màu đỏ ở năm cấp độ khác nhau, nếu lấy thang điểm từ 0-100%, th́ tôi có loại màu phớt hồng (70% đỏ), hồng (80% đỏ), hồng thẫm (90% đỏ) và một loại đỏ 95% và một loại gần như màu đen, tức là đỏ thẫm 100%.”
Ông tiết lộ một bí quyết chọn mua thanh long trắng: “Loại thanh long trắng hay bày bán ở chợ, tuy vỏ màu đỏ rất đẹp mắt, nhưng ăn thường hay có vị chua. Tôi đă lai tạo ra một loại thanh long trắng, ăn ngọt mà không chua. Chỉ có điều vỏ của nó nh́n không đẹp, không đỏ rực như thế. Nhiều người nh́n bề ngoài th́ nghĩ là không ngon, thực tế đó mới là loại ngon.”
Từng trái thanh long đầu mùa, đều được đánh kư hiệu theo lô thí nghiệm rất khoa học. Trong số hàng chục trái thanh long đă hái bày trên bàn, có một số trái to hơn hẳn, nh́n rất “bắt mắt.”
Lăo nông cho hay: “Mỗi năm tôi thay đổi, gia giảm đi một chút, mới t́m ra công thức phân bón thích hợp, vừa cho trái ngọt, lại to gấp rưỡi b́nh thường.
Nông trang… dưỡng già
Giờ đây, đă qua độ tuổi “thất thập cổ lai hy,” ông bà coi nông trang của ḿnh như một nơi dưỡng già, không c̣n là nơi sản xuất thâm canh để sinh nhai nữa. Một phần lớn đất ông trồng nhiều loại cây trái ăn quả như bưởi năm roi, hồng gịn, táo tàu… để thết đăi bạn bè, con cháu. Tuy tuổi cao nhưng ông bà vẫn hằng ngày cùng nhau lên đồi chăm sóc cây cối, như một cách tập thể dục giữ ǵn sức khỏe.
Ông khoe: “Bằng tuổi tôi, nhiều bạn bè không đủ sức để leo đồi dốc như thế này, c̣n tôi, chạy c̣n được. Tuần nào tôi cũng lái xe freeway tới Little Saigon để đi chợ Việt Nam, mua sắm những đồ thuần Việt như là rau muống, rau thơm…”
“Ở đây bây giờ không c̣n là nông trại nữa mà là nhà dưỡng lăo rồi. Nhà dưỡng lăo này rộng răi nhất ở San Diego, hai người ở căn nhà ba pḥng ngủ, có đầy đủ không thiếu thứ ǵ. Có sân tập thể dục 20,000 thước vuông. Muốn chạy giờ nào th́ chạy, muốn lên dốc xuống dốc đều được,” ông nói vui.
Chỉ tay về nơi đựng đồ làm vườn như cuốc, vá… ông nói rất hài hước: “Lại c̣n có pḥng chứa đồ tập thể dục nữa.”
Từng giảng dạy tại trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc thời VNCH, ông Nguyễn Ngọc Ổn và bà Nguyễn Thị Quới có rất nhiều học sinh tốt nghiệp trường này hiện sinh sống ở hải ngoại. Có những sinh viên của ông, bà nay đă ở tuổi 70. Cách đây vài năm, ông vinh dự được các sinh viên chọn chính nông trang của ông làm nơi họp mặt.
Ông bà có ba người con, đều đă trở thành bác sĩ và kỹ sư, có gia đ́nh riêng. Ông tâm sự: “Mấy đứa con cứ mời chúng tôi về Orange County sống cho vui. Nhưng tôi từ chối, thế hệ chúng tôi, có lẽ v́ hội chứng chiến tranh, mà mỗi ngày không làm việc th́ tối không ngủ được. Thay v́ ngày ngày ra Phước Lộc Thọ để tán dóc, căi lộn th́ tôi ở đây, nghiên cứu và trồng cây, làm những việc có ích hơn.”
(Tâm An)
NV