Quân đội Mỹ dự kiến triển khai nguyên mẫu vũ khí vi sóng Phaser ở nước ngoài, để kiểm tra khả năng chống máy bay không người lái.
Lầu Năm Góc công bố hợp đồng trị giá 16,3 triệu USD hôm 23/9, trong đó yêu cầu tập đoàn Raytheon chế tạo một nguyên mẫu vũ khí vi sóng Phaser để triển khai ở "khu vực bí mật ngoài lănh thổ Mỹ". Quá tŕnh thử nghiệm thực tế dự kiến kéo dài không dưới 12 tháng và kết thúc trước ngày 20/12/2020.
Đây được coi là biện pháp nhằm cải thiện khả năng đối phó mối đe dọa từ máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ, được thể hiện qua vụ tấn công hai nhà máy dầu của tập đoàn Aramco ở đông bắc Arab Saudi hôm 14/9. "Cuộc tập kích khiến những lo ngại về UAV tăng gấp nhiều lần", đại diện giấu tên của Raytheon cho biết.
Phaser là bộ phát vi sóng định hướng công suất cao, được đặt trong một container thương mại. Raytheon cho biết mục tiêu của hăng là thu nhỏ Phaser thành tổ hợp chống UAV cỡ nhỏ, có thể dễ dàng được binh sĩ vận chuyển trên chiến trường.
Radar, cảm biến quang - điện tử và máy quay hồng ngoại của Phaser sẽ giúp xác định mục tiêu và định hướng chùm vi sóng. Hệ thống sau đó phát ra chùm sóng gây nhiễu hoạt động của UAV, khiến nó rơi, hạ cánh tại chỗ hoặc trở về điểm xuất phát.
Tổ hợp này cũng có thể chuyển sang chế độ tiêu diệt, sử dụng chùm vi sóng công suất rất cao để "nướng chín" toàn bộ linh kiện điện tử bên trong UAV. Hiệu quả thực tế phụ thuộc vào khoảng cách giữa Phaser với mục tiêu, cũng như khả năng pḥng vệ của UAV.
Hệ thống Phaser thử nghiệm tại Mỹ năm 2018. Ảnh: USAF.
Sự phổ biến của UAV đă mang tới nhiều mối đe dọa, trong khi chưa có phương án đối phó thật sự hiệu quả. Chúng thường có mức giá tương đối rẻ và mang được khối lượng thuốc nổ đủ lớn để gây thiệt hại cho các cơ sở quân sự quan trọng. Tầm bay và độ chính xác của UAV giá rẻ cũng ngày càng được nâng cao.
Đây là vũ khí ưa thích của nhiều nhóm phiến quân và khủng bố. Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) từng dùng hàng chục UAV tự sát để phá hủy xe thiết giáp Iraq trong chiến dịch tại Mosul năm 2016. Quân đội Nga cũng từng nhiều lần chặn đứng âm mưu tấn công sân bay Hmeymim và quân cảng Tartus bằng UAV của phiến quân Syria, trong đó vũ khí chủ chốt được Nga sử dụng là tổ hợp pḥng không tầm ngắn Pantsir-S1, Tor và các hệ thống tác chiến điện tử.
VietBF © sưu tầm