Tổng thống Duterte làm cho nhiều đối tác không biết đâu mà lần. Ông vừa nói Philippines muốn Nga làm đối tác khai thác dầu khí Biển Đông. Liều điều này có thành sự thực?
Tổng thống Duterte (trái) nói chuyện với ông Igoe Sechin - Ảnh : Dinh Tổng thống Philippines
Philippines đang lôi kéo Nga trở thành đối tác khai thác dầu khí ở Biển Đông, nhưng các nhà quan sát nói Tổng thống Rodrigo Duterte cũng phải chú ư quan hệ Nga-Trung Quốc đang thắm thiết, nên Moscow có thể sẽ không muốn làm Bắc Kinh mích ḷng.
Biển Đông là điểm nóng tranh chấp chủ quyền, sau khi Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển này. Nhưng trong một động thái gây phức tạp t́nh h́nh ở một vùng biển tất bật nhất thế giới và giàu tài nguyên, Tổng thống Duterte đă mời tập đoàn dầu khí nhà nước Rosneft (Nga) xem xét một thỏa thuận đồng khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Lời mời này được đưa ra khi nhà lănh đạo Philippines thăm Moscow hồi tuần trước, và ông đă gặp tổng giám đốc Igor Sechin của Rosneft. Hôm 3.10, cố vấn pháp lư Salvador S. Panelo của ông Duterte nói: “Tổng thống đă mời Rosneft, đơn vị hàng đầu ở mảng dầu khí Nga, đầu tư vào Philippines, nhất là vào mảng dầu khí. Tổng thống đă bảo đảm với các quan chức Rosneft rằng sự đầu tư của họ được an toàn ở Philippines, và Ngài sẽ không tha thứ nạn tham nhũng trong hệ thống chính quyền”.
Thủ tướng Nga Dimitri Medvedev tiếp Tổng thống Duterte - Ảnh: Dinh Tổng thống Philippines
Trước đó, Đại sứ Philippines tại Nga, ông Carlos Sorreta nói các công ty năng lượng Nga quan tâm khai thác dầu khí của Philippines, và bất kỳ thỏa thuận nào với Nga cũng không thể gây tổn thất cho quyền lợi của Philippines tại Biển Đông. Trang tin điện tử Rappler.com dẫn lời ông Sorreta: “Họ sẵn sàng tuân thủ luật pháp của chúng ta. Họ không đ̣i chủ quyền. Nếu họ đến th́ đấy hoàn toàn là sự công nhận chủ quyền toàn vẹn lănh thổ và quyền khai thác tài nguyên của chúng ta”.
Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc - Ảnh: mạng xă hội Weibo
Theo SCMP, là đối tác với Trung Quốc, Nga đă giữ vị thế trung lập trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Và Tổng thống Vladimir Putin công khai ủng hộ Bắc Kinh, đặt dấu hỏi về giá trị của phán quyết năm 2006 của Ṭa án trọng tài (PCA) vốn tuyên Trung Quốc không hề có “chủ quyền lịch sử” trên Biển Đông, và PCA bác bỏ “bản đồ đường lưỡi ḅ 9 đoạn” mà Bắc Kinh tự vẽ để giành lấy hầu như toàn bộ Biển Đông, gồm các Vùng đặc quyền kinh tế EEZ 200 hải lư của những quốc gia ven biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei (4/10 nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á-ASEAN).
Phán quyết này xử thắng kiện, cho Philippines có toàn quyền khai thác nguồn tài nguyên dầu khí, vẫn theo SCMP.
Giáo sư Lukin nói các quan chức chính phủ Nga, Rosneft và Gazprom (hai công ty năng lượng hàng đầu đều có dự án liên doanh với Việt Nam) đều kín tiếng về hoạt động của họ ở vùng biển Việt Nam: “Điều đó cho thấy Moscow có vài quyền lợi ở Biển Đông, từ đó họ sẽ nỗ lực bảo vệ, thậm chí như thế khiến Bắc Kinh khó chịu”.
Nhưng ông Lukin cũng tỏ ư nghi ngờ liệu Nga có muốn phá hỏng quan hệ với Trung Quốc: “Dù là một điểm bất đồng giữa Bắc Kinh và Moscow, hoạt động của các công ty Nga ở Biển Đông không thể gây bất ổn cho mối quan hệ chiến lược Nga-Trung vốn rất quan trọng, và Moscow-Bắc Kinh đều cần lẫn nhau ở những vấn đề lớn hơn”.
VietBF@ sưu tầm.