Nhận được tin từ gia đ́nh, thi sĩ Du Tử Lê đă qua đời lúc 8 giờ 6 phút tối Thứ Hai, 7 Tháng Mười, hưởng thọ 77 tuổi. Ông được đưa vào bệnh viện và qua đời tại đó.
“…Du Tử Lê sinh năm 1942 tại Hà Nam. Năm 1954, theo gia đ́nh di cư vào miền Nam. Ông là cựu học sinh trường Chu Văn An, Trần Lục rồi đại học Văn Khoa Saigon, nguyên sĩ quan QL/VNCH. Ông làm việc tại cục Tâm Lư Chiến trong vai tṛ phóng viên chiến trường, trước khi làm Thư kư ṭa soạn nguyệt san Tiền Phong. Năm 1969, Du Tử Lê theo học khóa tu nghiệp báo chí tại thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana. Năm 1973, ông được trao giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc, bộ môn Thi Ca, với thi phẩm: “Thơ Du Tử Lê 1967-1972”
Ông định cư tại Hoa Kỳ sau biến cố 30 tháng 4-1975. Khởi sự làm thơ rất sớm, từ năm 1953 tại Hà Nội, với nhiều bút hiệu khác nhau, bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức từ năm 1958 trên tạp chí Mai.
– Thơ của ông xuất hiện trên nhiều tạp chí trong và ngoài nước. Ông có thơ đăng trên nhật báo Los Angeles Times, 1983 và New York Times, 1994.
– Năm 1993, G.S. Neil L. Jaimeson chọn dịch và phân tích một bài thơ của Du Tử Lê in trong cuốn “Understanding Vietnam,” xuất bản bởi liên đại học Berkeley, UCLA, London, là sách giáo khoa về văn học Việt Nam cho nhiều đại học tại Hoa Kỳ và Âu Châu. Vẫn theo tác giả này th́ cùng với Nguyên Sa, sự đóng góp trí tuệ của Du Tử Lê cũng như LM Thanh Lăng và Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam là điều không cần phải hỏi lại (Understanding Vietnam trang 344).
– Du Tử Lê là một trong 6 nhà thơ Việt Nam thuộc thế kỷ thứ hai mươi, có thơ được chọn in trong tuyển tập “Thi Ca Thế Giới Từ Thời Thượng Cổ tới hôm nay / World Poetry – An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time” do nhà W.W. Norton New York, New York ấn hành năm 1998.
– Thơ của ông cũng được một số đại học dùng để giảng dạy cho sinh viên từ năm 1990. Kư giả Jean Claude Pomonti, một nhà báo hàng đầu của tạp chí Le Monde đă chọn một bài thơ của Du Tử Lê để dịch sang Pháp ngữ và phê b́nh trong tác phẩm “La Rage D’Être Vietnamien” do nhà Seuil de Paris, xuất bản năm 1975.
– Ông là một trong 7 nhà thơ miền Nam, được cố nhà văn Mai Thảo chọn là “7 V́ sao Bắc đẩu” của nửa thế kỷ thi ca Việt Nam. Sáu người kia là Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên.
– Du Tử Lê là tác giả của trên 70 tác phẩm đă xuất bản. Thi phẩm đầu tiên xuất bản năm 1964. Sau tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời”, do công ty Văn hóa Cổ phần Phương Nam, Saigon, ấn hành tháng 4 năm 2017. “Mẹ về biển đông” do Hội Nhà Văn VN, Hà Nội, XB tháng 6 năm 2017. Và năm 2018, là tuyển tập thơ “Khúc Thụy Du”, do nhà Phanbook, XB, Saigon, tháng 6- 2018; Tuyển tập thơ “Trên Ngọn T́nh Sầu” và, truyện dài “Với nhau, một ngày nào (in lần thứ ba), do nhà Saigon Books XB, Saig̣n tháng 7 năm 2018. Nếu Không kể những tác phẩm được tái bản th́ tuyển tập thơ “Trên Ngọn T́nh Sầu” là tác phẩm thứ 73 của họ Lê, tính đến tháng 7-2018…”
Thi sĩ Du Tử Lê c̣n là một nhà biên khảo văn học, một họa sĩ. Có thể xem toàn bộ tác phẩm của ông trên trang web www.dutule.com
Những bài thơ được phổ nhạc của Du Tử Lê cũng rất quen thuộc với những người yêu thơ nhạc Việt Nam: Trên Ngọn T́nh Sầu (nhạc Từ Công Phụng), Khúc Thụy Du (nhạc Anh Bằng), Kiếp Sau Xin Giữ Lại Đời Cho Nhau (nhạc Phạm Duy
Nh́n nhau chợt thấy ra sông núi
.................... .................... ...........
.................... .................... ................
nh́n nhau chợt thấy ra sông núi
có chút ǵ nghe rất thốn đau.
hẹn bay về chết trong tay mẹ
tổ quốc ngh́n năm bỏ đươc sao?
( thơ Du Tử Lê )
Đêm, nhớ trăng sài g̣n
.................... ..........
.................... ........
nhớ nghĩa trang quê bạn bè
nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường
đêm về theo vết xe lăn
tôi trăng viễn xứ, sầu em bến nào?
1978 ( th ơ Du Tử Lê )
R.I.P
The Following 4 Users Say Thank You to trungthu For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.