Tin từ Hà Nội, ngày 12/10/2019: Chế độ cộng sản Việt Nam dường như đang t́m kiếm sự hợp tác quốc pḥng với nhiều quốc gia nhằm tăng cường khả năng quốc pḥng để đối phó với sự bành trướng của Trung Cộng ở Biển Đông.
Nguyễn Chí Vịnh - TTXVN
Trong thời gian gần đây, Việt Nam đang có nhiều hoạt động thúc đẩy hợp tác quốc pḥng với Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga và Pháp.
Trong tuần này, Trợ lư Bộ trưởng quốc pḥng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương Randall Schriver đă đến Hà Nội và hội đàm với Thứ trưởng quốc pḥng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh. Ông Schriver nói Bộ trưởng Mark Esper mong muốn được đến thăm Việt Nam trong thời gian tới để thúc đẩy hợp tác quốc pḥng song phương.
Trong khi đó, theo thông cáo chung đưa ra nhân dịp bà Federica Mogherini, Phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) và đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh đến thăm chính thức Việt Nam vào đầu tháng 8, hai bên dường như sẽ sớm kư Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quốc pḥng và an ninh.
Tuần trước, Nhật Bản và Việt Nam cũng đă tổ chức cuộc tham vấn quốc pḥng, cam kết tăng cường hợp tác song phương, trong đó có hợp tác giữa lực lượng hải quân của hai quốc gia.
Hà Nội và New Delhli sẽ tổ chức Đối thoại An ninh thường niên Việt-Ấn ở Sài G̣n trong tháng này và nội dung chính sẽ là hợp tác quốc pḥng. Hai quốc gia có dự án khai thác dầu khí chung ở khu vực gần Băi Tứ Chính, nơi Trung Cộng đưa tàu nghiên cứu và nhiều tàu bán vũ trang vào hoạt động từ đầu tháng 7 tới nay.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa từ bỏ chính sách ba không trong quốc pḥng: Không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào. Không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam. Không dựa vào nước này để chống nước kia. Nhiều chuyên gia trong nước, quốc tế, cũng như giới nhà bất đồng chính kiến cho rằng chính sách này sẽ tạo thuận lợi cho Trung Cộng xâm lấn Việt Nam.