Vài tuần sau khi lên làm tổng thống, ông Donald Trump đến thăm cơ sở của Boeing tại Charleston, South Carolina; tham dự một buổi meeting với công nhân nhà máy và chiêm ngưỡng những máy bay 787 Dreamliner đang được lắp ráp tại đây. Và trong một câu chuyện riêng nhân dịp này với ông Trump, tổng quản trị Boeing Dennis A. Muilenburg yêu cầu ông Trump giúp cho Boeing trong vụ tranh chấp lâu dài giữa Boeing và Airbus vốn đă kéo dài từ vài chục năm nay.
Vụ tranh chấp này vốn tập trung vào những trợ giúp mà các nuớc châu Âu cung cấp cho Airbus dưới h́nh thức cho vay nhẹ lăi mà nhiều khi c̣n được xóa nợ. Không có sự trợ giúp đó, Boeing biện luận Airbus không thể nào trở thành đối thủ của Boeing. Với những món tiền vay đó Airbus đi từ chỉ có dưới 25% thị trường các máy bay thương mại lớn vào năm 1990 để qua mặt Boeing vào năm 2003. Hiện nay, Boeing và Aibus đại khái chia đôi thị trường phi cơ dân sự của thế giới.
Thứ tư tuần rồi, Boeing cuối cùng được như nguyện. Sau một thông báo của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO đồng ư là quả Âu Châu có trợ giá cho Airbus, chính quyền Trump tuyên bố sẽ đánh quan thế trên 7.5 tỷ đô la hàng xuất cảng của châu Âu sang Hoa Kỳ.
Đó là khoản tiền cho phép phạt trả đũa lớn nhất trong lịch sử tổ chức Mậu Dịch Thế Giới. Nhưng nó cũng tạo thêm một tầng lớp phức tạp mới cho nền kinh tế toàn cầu vốn đang bị nao nùng bởi các cuộc chiến mậu dịch và làm tăng thêm căng thẳng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu châu. Và nó cũng là hành động mạnh mẽ nhất của chính phủ Mỹ trong việc bảo vệ cho Boeing, công ty kỹ nghệ xuất cảng lớn nhất của Mỹ.
Nó cũng là một chiến thắng cho Boeing, một chiến thắng mà phải mất nhiều thập niên mới thực hiện được. Boeing đă theo đuổi vụ kiện riêng của ḿnh chống lại Airbus từ những ngày cuối cùng của chính quyền Clinton, thu thập các tài liệu, bằng chứng và cuối cùng thuyết phục được chính phủ Mỹ đưa ra kiện Airbus tại Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới vào năm 2004.
Thế nhưng chiến thắng này không phải là một chiến thắng hoàn toàn không có hậu quả ǵ hại cho Boeing. Công ty nay đang ở trong một cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử 103 năm của ḿnh sau khi chiếc máy bay 737-Max bị cấm bay v́ hai vụ tai nạn liên tiếp và đă làm bất măn nhiều khách hàng quan trọng với phản ứng tŕ hoăn của ḿnh. Một số khách hàng bị ảnh hưởng bởi việc cấm bay của 737-Max cũng mua Airbus và nay phải chịu giá cao hơn v́ tiền thuế quan đánh vào Airbus nhập cảng đă tỏ sự bất măn của họ đối với Boeing.
Delta nói “đây là một thứ thuế bất công đánh vào giới tiêu thụ Hoa Kỳ và các công ty.” JetBlue, vốn không dùng Boeing nói họ “quan ngại về những ảnh huởng xấu mà quan thuế đánh vào máy bay tạo ra” và biện luận rằng chúng “sẽ làm hại cho các khách hàng trông cậy vào chúng tôi để có những vé mày bay rẻ tiền và có sức cạnh tranh”. Các hăng phi cơ khác tại Mỹ th́ không công khai chỉ trích, để tránh đụng tới ông Trump, nhưng bên trong họ cũng vẫn tức tối. Thành ra như nhận định của Richard Aboulafia, một chuyện gia về máy bay của công ty Teal Group:
“Nó là một chiến thắng cho Boeing. Nhưng nó là môt chiến thắng có thể có những hậu quả không dự tính mà không có lợi cho Boeing.”
Ngoài ra trong một vụ kiện khác mà Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới dự trù sẽ phán quyết vào năm tới, châu Âu kiện Mỹ là đă trợ cấp phi pháp cho Boeing. Một quyết định chống lại Mỹ có thể dẫn đến việc máy bay Boeing bán cho khách hàng châu Âu bị đánh thuế quan. Châu Âu cùng có thể t́m cách trả đũa lại thuế quan áp đặt trên hàng châu Âu sau phán quyết hôm thứ tư vừa rồi.
Tuy nhiên chính quyền Trump cũng không hoàn toàn thỏa măn Boeing trong việc đánh thuế hàng châu Âu. Boeing hy vọng rằng thuế quan sẽ được đánh trên các bộ phận máy bay nhập cảng từ châu Âu, một điều sẽ ảnh hưởng mạnh đến Airbus vốn mở một nhà máy ráp máy bay Airbus tại Mobile, Alabama. Nhưng cuối cùng chính quyền Trump quyết định không đánh thuế vào các linh kiện này, e sợ rằng một hành động như vậy sẽ ảnh hưởng đến kinh tế tại một trong những tiểu bang ủng hộ tích cực nhất cho ông Trump. Thay vào đó, Văn Pḥng Đại diện Thương mại Mỹ loan báo sẽ bắt đầu bằng đánh thuế 10% trên máy báy nguyên chiếc nhập cảng và 25% trên các nông phẩm bao gồm rượu chát của Pháp và olive của Tây Ban Nha.
Với Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới c̣n có những vụ kiện khác chống lại Boeing và nguy cơ châu Âu trả đũa chống lại các sản phẩm của Mỹ có nhiều khả năng xảy ra, Boeing có thể không có bao nhiêu thời gian hưởng thụ thành công này của ḿnh. Thế nhưng trong một năm đầy những tai nạn xảy ra cho công ty, quyết định này cũng là một tin mừng.