Quư 3 năm nay là dấu mốc cho thấy nền kinh tế Trung Quốc có mức tăng trưởng thấp kỷ lục trong gần 30 năm giữa lúc cuộc chiến thương mại với Mỹ vẫn chưa có hồi kết.
Các công nhân làm việc trong nhà máy Trung Quốc (Ảnh: Reuters)
Theo số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc được công bố hôm nay 18/10, GDP quư 3 của nước này tăng trưởng 6%, mức thấp nhất kể từ năm 1992 và giảm so với mức tăng 6,2% của quư trước.
Số liệu trên phù hợp với cuộc khảo sát do hăng thông tấn AFP tiến hành đối với 13 nhà phân tích về kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, mức tăng trưởng trong quư 3 vẫn nằm trong mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% trong năm 2019 do chính phủ Trung Quốc đặt ra. Năm 2018, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt 6,6%.
“Nền kinh tế quốc gia vẫn duy tŕ sự ổn định chung trong 3 quư đầu tiên. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thức rằng trong bối cảnh các điều kiện kinh tế phức tạp và khắc nghiệt cả ở trong nước lẫn ngoài nước, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại và t́nh trạng bất ổn bên ngoài ngày càng gia tăng, nền kinh tế (Trung Quốc) đang chịu sức ép đi xuống”, người phát ngôn của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) Mao Shengyong nói.
Theo ông Mao, ngành công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ vẫn là lĩnh vực then chốt cho sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc. Trong khi đó, t́nh trạng việc làm tại nước này nh́n chung “vẫn ổn định”.
Trung Quốc thời gian qua đă tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế bằng việc cắt giảm thuế và lăi suất, dỡ bỏ các rào cản đầu tư nước ngoài. Trong một động thái nhằm kích thích tăng trưởng, ngân hàng trung ương Trung Quốc ngày 17/10 đă bơm 200 tỷ Nhân dân tệ (28 tỷ USD) vào hệ thống tài chính.
Tuy nhiên, những nỗ lực trên được cho là vẫn chưa đủ để bù đắp sự sụt giảm của nhu cầu trong nước. Xung đột thương mại với Mỹ và nhu cầu nội địa suy yếu của Trung Quốc khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2019 từ 6,2% xuống c̣n 6,1%. Các chuyên gia dự báo kinh tế Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ tiếp tục sụt giảm với lập trường chính sách như hiện nay.
Cuộc chiến thương mại với Mỹ cũng gây tổn hại cho nền kinh tế Trung Quốc. Tuần này, Trung Quốc đă ghi nhận số liệu xuất nhập khẩu thấp hơn so với dự kiến trong tháng 9 sau khi Mỹ áp lệnh các lệnh trừng phạt mới hồi tháng trước, dẫn tới việc Bắc Kinh có động thái đáp trả.
Xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Bắc Kinh, giảm 21,9% trong tháng 9 so với một năm trước đó. Điều này đă kéo toàn bộ hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc xuống 1,4%. Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ vào Trung Quốc cũng giảm 15,7%. Tác động lớn hơn đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dường như xuất phát từ các hoạt động kinh tế ảm đạm trong nước, bao gồm việc giảm sức mua của người tiêu dùng cũng như giảm đầu tư. Việc giảm nhu cầu tiêu thụ trong nước và nước ngoài cũng dẫn tới sự sụt giảm sản lượng của các nhà máy Trung Quốc.
Trong khi đó, dịch tả lợn châu Phi buộc chính quyền Trung Quốc phải tiêu hủy hàng triệu con lợn. Bắc Kinh phải tăng nhập khẩu thịt lợn, xả thịt lợn từ kho dự trữ và cam kết hỗ trợ cho nông dân. Giới phân tích dự báo t́nh trạng thiếu thịt lợn, mặt hàng thực phẩm chủ lực của Trung Quốc, có thể kéo dài tới năm sau do người nông dân phải gây dựng lại đàn vật nuôi của họ.
“Động lực tăng trưởng đă chậm lại từ nửa sau năm 2018 do nhu cầu của người tiêu dùng giảm đi và sự yếu kém của các ngành công nghiệp. Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung bây giờ vượt ra khỏi phạm vi thương mại và tác động rất xấu tới tâm lư người dân. Nhiều chính sách kích thích nền kinh tế có thể được đưa ra khi tốc độ tăng trưởng có nguy cơ không đạt được như mục tiêu (của Trung Quốc)”, Li Wei, nhà kinh tế học cấp cao tại ngân hàng Standard Chartered, nhận định.
VietBF © sưu tầm