Ḿ tôm là món ăn được nhiều người lựa chọn v́ sự tiện lợi của nó mang lại. Thế nhưng ít ai biết món ăn này có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhất là với những ai ăn món này hàng ngày. Dưới đây là những thông tin cụ thể.Với đặc điểm tiện lợi, rẻ tiền và khá ngon miệng, nhiều người đă chọn mỳ ăn liền làm món ăn thường xuyên cho cả gia đ́nh. Mà không biết rằng trong thành phần của nó dư thừa chất béo, muối, đường và các chất phụ gia khác đồng thời có rất ít các chất dinh dưỡng thiết yếu, chất xơ…
Theo thống kê, mỗi năm người Việt Nam tiêu thụ khoảng 5,2 tỷ gói mỳ ăn liền, đứng thứ 5 trong số các quốc gia ăn nhiều mỳ ăn liền nhất thế giới. Thành phần chủ yếu của ḿ là carbohydrate, mà cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, t́nh trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh. Việc ăn ḿ nhiều, thường xuyên, sẽ khiến cơ thể chúng ta không được cung cấp đủ dinh dưỡng, kể cả những gói mỳ cao cấp.Một gói ḿ ăn liền th́ hầu như không chứa một thành phần dinh dưỡng nào có lợi cho sức khỏe. Trong đó, với lượng vitamin và canxi là gần như là bằng không, và chỉ có khoảng 4gram protein và khoảng10% chất sắt. Trên thực tế, nam giới trưởng thành sẽ cần thêm ít nhất là 56 gram protein/ngày. Thậm chí là ngay cả thành phần rau xanh cũng không hề có trong một gói ḿ. V́ thế, nếu như bạn ăn ḿ tôm và coi là “xong” một bữa, th́ các bạn đang khiến cơ thể bị thiếu chất trầm trọng. Với nhiều người, họ thường rất thích ăn mỳ tôm vào sáng sớm hoặc những lúc lót dạ. Song bạn không nên ăn quá nhiều mỳ tôm v́ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo. Điều này làm hàm lượng chất béo, calo tăng cao. Chúng dễ dàng khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ gây béo ph́ và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo ph́ như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… với các biểu hiện ban đầu, rơ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…Trong một gói ḿ ăn liền có chứa rất nhiều chất béo so với các món ăn cùng loại khác. Một lượng ḿ khoảng 85gram chứa 14,5 gam chất béo, trong đó chất béo băo ḥa gây hại cho sức khỏe chiếm 6,5gram. Nếu bạn ăn chất béo quá nhiều và thường xuyên th́ việc tăng cân quá mức là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Và trong mỗi gói ḿ chứa tới 400 calo, liều lượng này tương đương với ¼ lượng calo được khuyến cáo sử dụng cho một người trưởng thành có thể ăn trong ngày nên bạn cần hạn chế ăn quá nhiều ḿ tôm.
Phần lớn thành phần của ḿ tôm là chất béo có tên shotrerning. Chất béo này chiếm 15-20% trong ḿ. Thêm nữa, chúng chủ yếu là dạng axit béo no, khó tiêu hóa. Ḿ ăn liền c̣n có chất béo dạng trans (trans fat). Chất béo này làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ. Mỗi một gói ḿ thông thường chứa lượng muối lên đến 910mg, tương đương 41% lượng muối được khuyến cáo cho phép ăn hàng ngày. Những khảo sát cho thấy thói quen "đổ cả gói gia vị vào bát ḿ" sẽ gây thừa muối so với tỉ lệ. Gói muối đi kèm trong gói ḿ bạn chỉ nên ăn một nửa là vừa độ "đậm đà".
Bên cạnh đó, để tạo nên độ ḍn và dai của ḿ gói, ḿ gói được chế biến bằng dầu nóng ở nhiệt độ cao. Đây là nguyên nhân sau khi ăn ḿ bạn thường cảm thấy khát nước và khô miệng. Ăn thường xuyên sẽ gây cảm giác nóng trong người, gây nhiệt miệng và nổi mụn. Đây là kẻ thù đáng sợ của những bạn gái khi bị nổi những chấm mụn đáng ghét trên da mặt.
Nhiều nghiên cứu đă chỉ ra, những thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo băo ḥa trong mỳ tôm ăn trong thời gian dài sẽ dễ gây táo bón. Người bị táo bón khiến phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư trực tràng.
ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương - Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, để đảm bảo hợp lư cho nhu cầu dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe, người dân chỉ sử dụng những sản phẩm đóng gói này 1 - 2 lần/tuần là tối đa. Đồng thời, để làm giảm tác hại của mỳ ăn liền bạn không nên áp dụng cách nấu mỳ theo chỉ dẫn trên bao b́. PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng viện Dinh dưỡng quốc gia, khuyên nên đun sôi nước, trần mỳ rồi đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mỳ đă chín sơ vào chế biến. Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đă bị biến đổi trong vắt ḿ sẽ giảm được phần nào. “Mỗi vắt mỳ nên thêm khoảng 150gr rau xanh như cải ngọt, xúp lơ, cải xanh, giá đỗ... Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mỳ gây ra", bác sĩ Lâm gợi ư. Để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mỳ nên bổ sung từ 25-30gr chất đạm như thịt ḅ, thịt lợn hoặc tôm...
|
|