Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ có hành động ở Ukaine và Syria đă khiến làm cho bạn bè của Mỹ nản ḷng. Hệ quả là Mỹ và phần c̣n lại của thế giới trở nên kém an toàn hơn, v́ h́nh như điều đó tiếp thêm sức mạnh cho đối thủ mà thôi.
Mỹ đang cảm nhận rơ những hạn chế về ảnh hưởng toàn cầu của ḿnh dưới thời Chính quyền Tổng thống Trump.(Nguồn: Reuters)
Trong tháng 10, chính sách đối ngoại của Mỹ đă cho thấy nhiều sự bất ổn khi 2 máy bay chiến đấu F-15E của Mỹ phá hủy căn cứ quân sự của chính ḿnh trong chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo (IS) nhằm ngăn không cho Thổ Nhĩ Kỳ - đồng minh lâu năm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - giành quyền kiểm soát.
Thêm vào đó, quyết định của Tổng thống Donald Trump bất ngờ rút khoảng 1.000 binh sĩ Mỹ ra khỏi miền Bắc Syria mà không báo trước được cho là đă đe dọa Ukraine – một nền dân chủ non trẻ trong ṿng vây của Nga. Quyết định này đă làm lung lay ḷng tin của các đồng minh và đối tác của Mỹ trong thời kỳ chuyển tiếp địa chính trị đầy bất trắc.
"Đối với người Mỹ, bạn bè là thứ có thể bỏ đi"
Hành xử sai lầm của Chính quyền Mỹ đối với Chính quyền dân chủ Ukraine và đối tác người Kurd ở Syria đă giáng một đ̣n chí tử vào uy tín quốc tế của Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng, các nước bạn bè sẽ bớt lệ thuộc vào Mỹ hơn v́ muốn pḥng ngừa rủi ro từ những cá cược chiến lược. Điều bất lợi hơn là nhiều đối tác bị hạn chế về sức mạnh và lựa chọn, có thể sẽ t́m kiếm những lựa chọn thay thế sẵn có như Nga hay Trung Quốc. Niềm tin của đồng minh vào Mỹ hiện đă rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai.
Ngoài ra, quyết định của Quốc hội mở cuộc điều tra luận tội đối với các hành vi của Tổng thống khiến Nhà Trắng, Quốc hội, Bộ Ngoại giao và nhiều cơ quan khác trong chính quyền mất nhiều thời gian và bị phân tâm. Khi tiến tŕnh kéo dài sang năm 2020, Washington hầu như sẽ không có thời gian để tập trung vào việc quản lư liên minh.
Không có vai tṛ lănh đạo, quan hệ bạn bè sẽ tan ră. Bên cạnh đó, Chính quyền Mỹ cũng không thể giao phó những vấn đề gai góc cho quan chức cấp trung trong khi giới thân cận của Tổng thống lại thiếu năng lực trong giải quyết những vấn đề như tranh chấp giữa hai đồng minh lớn của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tạp chí Yale Global phân tích, việc luận tội sẽ góp phần tạo nên t́nh huống mới khó đoán định, ảnh hưởng đáng kể đến những tính toán của các đồng minh của Mỹ. Nếu quyết định về Syria mang tính chỉ dẫn, th́ các đồng minh của Mỹ sẽ phải sẵn sàng đối mặt với một nhà lănh đạo có xu hướng đưa đất nước hướng nội khi chịu sức ép.
Giải thích lư do quyết định từ bỏ người Kurd – lực lượng đă giúp Mỹ lấy lại miền Bắc Syria từ tay khủng bố IS, Tổng thống Donald Trump đă nhắc lại cam kết của ông trong chiến dịch tranh cử năm 2016 là chấm dứt các cuộc chiến tranh bất tận. Theo thế giới quan của Tổng thống Trump, lợi ích quốc gia được định nghĩa trong khuôn khổ hạn hẹp và thường hài ḥa với lợi ích cá nhân. Những giá trị chẳng có ràng buộc nhiều và những ǵ xảy ra bên ngoài biên giới nước Mỹ là vấn đề của các dân tộc khác.
Cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào người Kurd đă khiến hàng trăm người thiệt mạng và khoảng 176.000 người mất nhà cửa. Thiếu vắng sự hiện diện quân sự của Mỹ dù ở mức nhỏ để duy tŕ ḥa b́nh, người Kurd lo sợ và không loại trừ khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở một cuộc thanh trừng sắc tộc. Iran – một đồng minh khác của Syria và là một đối thủ lâu đời của Mỹ, cũng sẽ là bên được hưởng lợi từ sự rút lui gấp gáp của Mỹ.
Các đối tác sẽ phải suy tính lại chiến dịch chống khủng bố do lo ngại nguy cơ bị bỏ lại đơn độc khi Mỹ rút lui bằng cửa sau. Một số bên tham gia khác có thể cũng rút ra kết luận tương tự, như cựu Cố vấn an ninh quốc gia Iraq Mowaffak al-Rubaie từng nói: "Đối với người Mỹ, bạn bè là thứ có thể bỏ đi".
Nước Mỹ đơn độc
Việc nhà lănh đạo thế giới tự do phản bội đồng minh trong một khu vực bất ổn đương nhiên đă gây ra những tác động tiêu cực trên toàn cầu. Một Syria cùng cực đă tạo ra những ḍng người di cư gây xáo động chính trị ở các nền dân chủ hàng đầu châu Âu.
Căng thẳng giữa châu Âu và NATO gia tăng. Cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào miền Bắc Syria khiến Mỹ phải áp lệnh cấm vận, c̣n các nước châu Âu dừng buôn bán vũ khí cho đồng minh. Tại Afghanistan, Chính quyền Kabul hiểu rằng, họ có thể là mục tiêu tiếp theo phải hứng chịu hệ quả tiêu cực từ một cuộc tháo chạy của Mỹ.
Những hy vọng mong manh nhằm cứu văn t́nh h́nh đă được nhen nhóm khi lưỡng đảng lên án hành động của Nhà Trắng tại Syria, cũng như những nỗ lực của giới lănh đạo Quốc hội trong việc trấn an đồng minh, từ Jordan tới Afghanistan.
Tổng thống Trump vẫn nằm trong ṿng kiềm tỏa khi điều hành đất nước. Những chỉ trích gay gắt từ chính đảng cầm quyền của Tổng thống trước lối hành xử trục lợi buộc ông chủ Nhà Trắng phải rút lại ư định sử dụng khách sạn của cá nhân làm nơi đăng cai Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2020.
Theo giới quan sát, một số đồng minh của Mỹ có thể nhận ra rằng, chủ nghĩa biệt lập của Mỹ là lư do buộc họ phải tham gia bảo vệ các nguyên tắc quốc tế, như điều đă xảy ra với châu Á ở giai đoạn đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Những thỏa thuận thương mại lớn được kư kết, chỉ có điều là không có sự tham gia của Mỹ.
Khi những nghi ngờ về cam kết của Mỹ với các đồng minh gia tăng, một vài nước sẽ đầu tư nhiều hơn nữa vào lĩnh vực quân sự, hoặc tạo lập quan hệ bạn bè tạm thời với những nước đồng minh xa lạ.
Trong thế giới của một Tổng thống theo đuổi học thuyết của Hobbes mà ở đó sức mạnh lấn át nguyên tắc, một chính quyền theo đường lối dân tộc chủ nghĩa tại Thổ Nhĩ Kỳ hay một chính thể bảo thủ trong tương lai ở Hàn Quốc sẽ không thể phụ thuộc vào chiếc ô an ninh của Mỹ được nữa và cần phải có các bước đi hướng đến phát triển bom hạt nhân.
Số khác sẽ linh hoạt trong việc lựa chọn, chỉ hợp tác khi lợi ích quốc gia gắn kết với một trật tự thế giới ngày càng theo hướng đa cực. Chính quyền mới ở Ấn Độ dường như đang đi theo định hướng này, gửi tới Mỹ thông điệp rằng, họ sẽ hợp tác với Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản, Nga và những nước khác nếu điều đó phù hợp với Ấn Độ.
Nếu Mỹ tiếp tục thoái lui, ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga tại những nước láng giềng sẽ gia tăng. Nga và Trung Quốc đă lần lượt chiếm ưu thế ở Syria và Afghanistan. Bị xem là các cường quốc theo chủ nghĩa xét lại trong Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2017, "cặp đôi" này sẽ nổi lên là những nước hưởng lợi lớn nhất từ kỷ nguyên của Tổng thống Trump.
Mỹ đang cảm nhận rơ những hạn chế về ảnh hưởng toàn cầu của ḿnh dưới thời Chính quyền Tổng thống Trump. Hầu như không có nước nào chấp thuận yêu sách của Mỹ đ̣i hỏi họ phải chấm dứt quan hệ với "gă khổng lồ" truyền thông Huawei đến từ Trung Quốc do những lo ngại về an ninh. Từ thương mại đến biến đổi khí hậu cho đến vấn đề Iran, "Nước Mỹ trước tiên" đang dần trở thành một "Nước Mỹ đơn độc".
Bên cạnh đó, điều khiến các đối tác của Mỹ lo ngại c̣n là những băn khoăn ngày một lớn về một Tổng thống đại diện cho sự lầm đường lạc lối trong chính sách đối ngoại thời hậu Chiến tranh Lạnh hay một xu thế lớn hơn của Mỹ là không can dự vào t́nh h́nh thế giới. Năm 2016, ông Trump từng thu hút được khá đông cử tri Mỹ vốn đă chán ngán với những trách nhiệm của nhà lănh đạo toàn cầu. Giờ đây, ông lại gia tăng gấp đôi nỗ lực, đặt cược cho một chiến thắng nữa.
Ở một góc độ nào đó, Tổng thống Trump không phải là người đơn độc khi mong muốn rút Mỹ khỏi vai tṛ lănh đạo. Một vài ứng cử viên Tổng thống hàng đầu của đảng Dân chủ cũng có cái nh́n giống Trump về vai tṛ của Mỹ ở Trung Đông và trên thế giới. Một số cam kết rút quân không điều kiện khỏi Afghanistan chỉ sau một năm lên làm tổng thống.
Dù vậy, đang có một sự đồng thuận lưỡng đảng ngày càng lớn về vai tṛ lănh đạo của Mỹ trong một thế giới tập trung vào ngoại giao, các liên minh và sức mạnh quốc gia như là những trụ cột then chốt. Việc dựa vào các yếu tố khác ngoài sức mạnh quân sự - và sử dụng sức mạnh quân sự một cách khôn ngoan - sẽ giúp Mỹ, tiết kiệm sức người, sức của để dồn vào việc chấn hưng quốc gia.