Người nước ngoài "bất lực toàn tập" với cơn ác mộng văn hóa ở TQ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Người nước ngoài "bất lực toàn tập" với cơn ác mộng văn hóa ở TQ
Người nước ngoài "bất lực toàn tập" khi đã tới Trung Quốc du lịch nhiều lần nhưng cũng phải thừa nhận rằng càng ngày nhiều người càng khó làm quen với văn hóa sử dụng tiền ở đất nước này, sau khi có sự thay đổi nhanh chóng ở Trung Quốc đã gây ra không ít điều phiền toái cho khách du lịch và người nước ngoài tới đây.

Hàng bán rong cũng sử dụng hình thức thanh toán qua mã QR. Ảnh: Shan Li/Wall Street Journal

Không thể tiêu tiền

Trong chuyến du lịch đầu tiên tới Trung Quốc, nữ du khách 30 tuổi Courtney Newnham từ Portland (Mỹ) háo hức xếp hàng chờ mua kẹo hồ lô ở một xe bán hàng rong ven đường.

Sau đó cô nhận ra rằng không có khách hàng nào đưa tiền mặt cho chủ cửa hiệu. "Mọi người chỉ quét một mã QR rồi đi luôn. Lúc đó tôi rất kinh ngạc," cô kể lại. Newnham sau đó đã rời đi mà không mua được gì cả.

Trung Quốc chưa bao giờ là một địa điểm thân thiện với du khách, nhưng gần đây, mọi thứ ngày càng bị gói gọn trong khuôn hình vuông của mã QR - một loại mã được nhiều công ty dùng để phát triển phương thức thanh toán bằng ứng dụng điện thoại.

Đây cũng là cách người dân Trung Quốc thanh toán tiền taxi, trả tiền khám bệnh, thanh toán tiền ăn và đặt vé máy bay. Thậm chí ăn xin thời hiện đại cũng xin tiền bằng mã QR. Khi không sử dụng tới ví tiền thật, cuộc sống của 1,4 tỉ người dân Trung Quốc đang trở nên dễ dàng và gọn gàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, 140 triệu lượt du khách tới quốc gia này mỗi năm lại không nghĩ vậy.

Nữ du khách Mỹ Courtney Newnham và mẹ trong chuyến đi tới Trung Quốc. Ảnh: Wall Street Journal

Họ không thể dùng các ứng dụng quen thuộc để mua hàng. Google bị chặn ở Trung Quốc. Uber đã rút lui. Yelp cũng không hoạt động ở Trung Quốc.

Hai nền tảng thanh toán phổ thông nhất ở đại lục là WeChat Pay (của Tencent) và Alipay. Điều phiền toái ở chỗ, không thể sử dụng được hai ứng dụng này nếu không có tài khoản ngân hàng Trung Quốc.

Thẻ tín dụng cũng không mấy hữu dụng. Trong kì du lịch gia đình, Alex Lee - 44 tuổi, nhà đồng sáng lập của một công ty ở California - đưa người nhà tới mát-xa ở một tiệm spa ở Hàng Châu. Khi ông đưa thẻ tín dụng để thanh toán, lễ tân mới lấy một máy quẹt thẻ từ trong kho ra và nhìn chằm chằm vào máy như thể đây là "cổ vật của người ngoài hành tinh".

"Cô ấy quẹt lên quẹt xuống, quẹt xuôi quẹt ngược," ông Lee kể lại. Sau đó, ông đã phải tự mình quẹt thẻ.

Vấn đề nan giải

Susanna Sjogren, một giáo viên 50 tuổi ở Stockholm, đã tới Trung Quốc du lịch nhiều lần nhưng cũng phải thừa nhận rằng càng ngày bà càng khó làm quen với văn hóa sử dụng tiền ở đây.

Đầu tiên, một người bán hàng ở trên Vạn Lí Trường Thành không chịu nhận tiền mặt khi bà Sjogren muốn mua chai nước.

Sau đó, bà dùng tờ 50 NDT để trả cho tài xế taxi nhưng không thể lấy lại tiền thừa bởi tài xế không có tiền lẻ, chỉ có thể trả lại qua WeChat Pay.

"10 năm trước, tiền mặt có thể giải quyết mọi chuyện. Bây giờ WeChat xuất hiện ở khắp mọi nơi. Tôi cảm giác mình 'cổ đại' như một con khủng long khi tới Trung Quốc."

Ảnh minh họa: QILAI SHEN/BLOOMBERG NEWS

Không chỉ người nước ngoài mới cảm thấy choáng ngợp bởi sự thay đổi nhanh chóng của xã hội Trung Quốc. "Tôi thậm chí không thể mua đồ ăn!" - Gong Cheng, một thợ sửa xe ô tô 61 tuổi ở Thâm Quyến, phàn nàn. Ông đã phải thuyết phục những người lạ thanh toán tiền mì gói hộ mình bằng ứng dụng điện thoại và sau đó đưa họ tiền mặt.

Josh Copley, một người Nam Phi dạy tiếng Anh ở Bắc Kinh, nói mình đã mất liên lạc với gia đình trong 2 ngày sau khi tới Trung Quốc bởi WhatsApp và Gmail đều bị chặn.

Một vài tuần sau, Copley mắc kẹt ở ngoài quán bar vào lúc 4 giờ sáng. Anh phải nhờ một cặp đôi Trung Quốc gọi giúp taxi bằng ứng dụng nội địa và trả họ tiền mặt.

Elena Shortes, một sinh viên tham gia khóa học hè ở Bắc Kinh và Đại Liên, nói mỗi lần đi giặt quần áo, cô phải đi cùng 1 bạn Trung Quốc bởi máy giặt ở kí túc xá cho sinh viên nước ngoài chỉ được thiết kế để nhận thanh toán qua WeChat.

"Chúng tôi cảm thấy như những đứa trẻ không thể tự mình làm được việc gì. Lúc nào tôi cũng phải nói 'Hãy giúp tôi với!" - Shortes nói.

Những nhà chức trách đang cố gắng giải quyết tình hình. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố việc các doanh nghiệp từ chối nhận tiền mặt là hành vi phạm pháp. Chi nhánh ngân hàng Thượng Hải cho biết đang thanh tra vấn đề rào cản thanh toán đối với người nước ngoài.

Tuần trước, Tencent tuyên bố thử nghiệm chương trình WeChat Pay cho người nước ngoài. Tuy nhiên, một số người cho biết thẻ Visa và Mastercard của họ đều chưa hoạt động được trên WeChat.

Gần đây, một nữ du khách nước ngoài phàn nàn vì sự cố "dở khóc dở cười" trong một nhà vệ sinh trên Vạn Lí Trường Thành. Cô không thể lấy giấy vệ sinh khi trên màn hình hiện đại xuất hiện mã QR.

"Nhà vệ sinh chỉ cấp giấy nếu tôi có thể quẹt mã QR," cô nói.

Về vấn đề này, một giám đốc điều hành của công ty sản xuất máy quét QR nói: "Khi tới Nhật Bản, mọi người đều trải nghiệm văn hóa của họ. Tới Trung Quốc, khách nước ngoài cũng được biết tới văn hóa của chúng tôi nhờ vào cách quét mã QR. Nếu bạn không biết làm, thì hãy nhờ một người Trung Quốc".
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 11-11-2019
Reputation: 369144


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,863
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.png
Views:	0
Size:	545.6 KB
ID:	1482600 Click image for larger version

Name:	2.jpg
Views:	0
Size:	215.4 KB
ID:	1482601 Click image for larger version

Name:	3.jpg
Views:	0
Size:	182.4 KB
ID:	1482602
vuitoichat is_online_now
Thanks: 11
Thanked 13,486 Times in 10,774 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 179 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 16:55.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07751 seconds with 12 queries