Ṭa nhà ở địa chỉ Số 41 Pinganli Xidajie, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc trở thành nỗi khiếp sợ của quan tham nước này, là nơi đặt trụ sở của một trong số cơ quan bí ẩn nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, với bức tường cao 4m, dày 1m màu xám vây quanh ṭa nhà 13 tầng không có bảng tên.
Bức tường kiên cố, được bảo vệ cẩn mật bên ngoài ṭa nhà của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (Ảnh: Wiki)
Ṭa nhà không có bảng tên ở Bức Kinh
Trong số ra ngày 5/9/2011, WirtschaftsWoche mô tả, Số 41 Pinganli, Bắc Kinh, là nơi đặt trụ sở của một trong số cơ quan bí ẩn nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, với bức tường cao 4m, dày 1m màu xám vây quanh ṭa nhà 13 tầng không có bảng tên.
Theo trang Dazhong (Trung Quốc), ṭa nhà này không được đánh dấu trên bản đồ, không có bảng tên, và cũng không có đăng kư điện thoại. Những người nhận được cuộc gọi từ các nhân viên của cơ quan này th́ trên điện thoại sẽ hiển thị tám số 0. Ngoài ra, dù không có biển hiệu vùng cấm quân sự, song ṭa nhà được các binh sĩ Quân giải phóng nhân dân bảo vệ nghiêm ngặt.
Địa điểm được đề cập là trụ sở của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) - cơ quan kiểm tra giám sát của ĐCSTQ, chịu trách nhiệm ǵn giữ kỷ luật đảng, kiểm tra việc chấp hành đường lối, phương châm, chính sách và các nghị quyết của đảng, hỗ trợ các ban ngành của đnagr trong xây dựng tác phong và chống tham nhũng,...
Theo báo Đức, "việc cố ư tạo ra sự bí ẩn là có lư do. Ước tính khoảng 800 nhân viên của CCDI - chỉ hành động theo chỉ thị của cơ quan cao nhất của đảng - có nhiệm vụ rất khó khăn, đó là điều tra các vụ án tham nhũng".
Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu đạo đức kinh tế quốc tế (CIBE) hồi năm 2011, ông Stephan Rothlin ước tính số tiền nhà nước Trung Quốc bị thất thoát do tệ nạn hối lộ và trốn thuế tương đương với 15% sản lượng kinh tế của cả nước và "có chiều hướng gia tăng".
Hơn 1 năm trước khi ông Tập Cận B́nh trở thành Tổng bí thư ĐCSTQ (tháng 11/2012), báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo từng đưa tin, tính đến cuối tháng 7/2011 Trung Quốc ghi nhận 4.000 quan chức đào tẩu ra nước ngoài, tẩu tán nhiều tỉ USD tài sản quốc gia.
Ṭa nhà trụ sở của CCDI không được treo bảng tên (Ảnh tư liệu: People's Daily)
Cuộc cải tổ bộ máy chống tham nhũng Trung Quốc
Vào tháng 1/1993, trung ương Trung Quốc quyết định Bộ giám sát Trung Quốc cùng cơ quan thuộc CCDI kết hợp theo h́nh thức "2 trong 1", với cơ cấu phân bổ vào Quốc vụ viện, và biên chế là cơ quan trực thuộc trung ương.
"2 trong 1" là một h́nh thức tổ chức biên chế của các cơ quan đảng, chính phủ Trung Quốc, cho phép 2 cơ quan không cùng biên chế, chức năng nhưng có chung đối tượng, tính chất công việc được làm việc tại một trụ sở chung. Các nguồn lực, nhân sự của các cơ quan "kết hợp" này có thể được điều phối và sử dụng linh hoạt.
Dù mang danh nghĩa hoạt động hợp nhất, nhưng cho đến tháng 9/2014, các đơn vị thuộc Bộ giám sát Trung Quốc vẫn hoạt động ở một địa điểm khác, nằm cách trụ sở Số 41 Pinganli của CCDI 6.4 km. Do vị trí địa lư của cơ quan, các nhân viên thường sử dụng biệt danh "Đông viện" để chỉ CCDI, và "Tây viện" để gọi Bộ giám sát.
Sau khi trở thành Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, Bí thư CCDI vào năm 2012, ông Vương Kỳ Sơn đă tiến hành hai cuộc chỉnh đốn lớn về cơ cấu ban ngành, nhân sự trong nội bộ của tổ chức này, nhằm mục tiêu gia tăng số lượng nhân viên xử lư các vụ án quan trọng, nâng cao hiệu suất xử lư vụ án, tập trung vào chiến dịch chống tham nhũng do chủ tịch Tập Cận B́nh phát động.
Ông Vương cho rằng chỉ điều chỉnh trong nội bộ CCDI là chưa đủ, và cần phá bỏ t́nh trạng "hữu danh vô thực" của sự hợp nhất CCDI-Bộ giám sát, nhằm giải quyết vấn đề tŕ trệ trong tiến độ xử lư các công việc. Đông viện nằm cách Tây viện hơn 6 km, cùng với giao thông đông đúc ở Bắc Kinh, khiến cho việc "gửi một văn kiện hay nhận một văn kiện cũng hết cả ngày".
Năm 2014 chứng kiến một loạt vụ "ngă ngựa" rúng động trong cuộc chiến "đả hổ, diệt ruồi" của ông Tập, như cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang, cựu Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Từ Tài Hậu, hay cựu Chánh văn pḥng trung ương đảng Lệnh Kế Hoạch.
Theo báo The Paper, tiết tấu làm việc dồn dập của CCDI không cho phép lăng phí thời gian trên đường. Ngày 25/9, các cơ quan của Bộ giám sát, cùng các bộ phận của CCDI ở văn pḥng tại đây đă chuyển về địa chỉ 41 Pinganli, chính thức hóa mô h́nh "hợp nhất" được phê chuẩn 21 năm trước đó.
Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, Bí thư CCDI Triệu Lạc Tế chủ tŕ lễ gắn bảng tên Ủy ban giám sát nhà nước tại ṭa nhà trụ sở CCDI, số 41 Pinganli, Bắc Kinh (Ảnh: CCTV)
Từ "hợp nhất" đến thể chế hóa chống tham nhũng
Sau khi ông Tập Cận B́nh lên nắm quyền và phát động chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn, CCDI được coi là trung tâm chỉ huy của chiến dịch này, đồng thời trở thành nỗi ám ảnh với nhiều quan chức suy thoái ở Trung Quốc.
Dù vậy, theo nhà nghiên cứu về Trung Quốc Richard McGregor, dù quyết tâm chống tham nhũng mạnh mẽ, ban lănh đạo Trung Quốc khó có thể loại trừ tận gốc tệ nạn này.
McGregor cho rằng, đặc điểm trong cơ cấu của CCDI là cơ quan này kiểm soát các nhân viên điều tra của ḿnh, trong khi quy tŕnh phê duyệt thẩm tra có thể bảo đảm các quan chức cấp cao "được bảo vệ".
Trong khi mô h́nh hoạt động "hợp nhất" giữa CCDI và Bộ giám sát Trung Quốc được cho là chưa thể khắc phục hoàn toàn những bất cập trong cơ chế, ban lănh đạo nước này đă thúc đẩy một chiến dịch chưa từng có nhằm thể chế hóa lĩnh vực chống tham nhũng.
Ngày 19/1/2017, ông Vương Kỳ Sơn đọc báo cáo công tác tại Hội nghị toàn thể 7 của CCDI, trong đó lần đầu tiên đề cập việc đề xuất Quốc hội Trung Quốc xem xét thông qua Đạo luật giám sát nhà nước và thiết lập Ủy ban giám sát nước CHND Trung Hoa.
Hơn 1 năm sau đó, ngày 11/3/2018, Quốc hội Trung Quốc thông qua tu chính án, xác định Ủy ban giám sát nhà nước là cơ quan giám sát cao nhất của quốc gia được nêu trong Hiến pháp.
Ngày 17/3, Bộ giám sát, Cục pḥng chống tham nhũng Trung Quốc được sáp nhập vào Ủy ban giám sát mới thành lập. Hai cơ quan chống tham nhũng cũ không tiếp tục hoạt động.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ ra, Ủy ban giám sát là cơ quan do Quốc hội Trung Quốc bầu ra để phụ trách công tác giám sát trên cả nước. Cơ quan này chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát của Ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc.
Vị thế của cơ quan này được mô tả là đóng vai tṛ quan trọng trong thể chế quản lư quốc gia của Trung Quốc, và cung cấp những điều kiện cơ bản để Ủy ban giám sát có thể làm hết trách nhiệm của ḿnh trong lĩnh vực chống tham nhũng.
Ngày 23/3/2018, tại khuôn viên ṭa nhà của CCDI tại Số 41 Pinganli tổ chức nghi thức đặt bảng tên của Ủy ban giám sát nhà nước, hai cơ quan này chính thức khởi động mô h́nh làm việc "hợp nhất" một cách thực chất. Cụm từ "Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương-Ủy ban giám sát nhà nước" đă xuất hiện trong tất cả các thông báo, văn kiện được ban hành của CCDI, bao gồm thông cáo các quan chức "ngă ngựa".