Mỹ vừa lập một cơ quan mới để khai thác một khoản ngân sách lên tới 60 tỷ USD nhằm giúp các nước đang phát triển và doanh nghiệp mua hàng thay thế thiết bị của Huawei, ZTE.
Sau khi thực hiện hàng loạt biện pháp gây áp lực chính trị không thành công, Mỹ đang có kế hoạch chi tiền mạnh để thúc đẩy các nước và doanh nghiệp mua thiết bị viễn thông từ công ty khác, thay cho thiết bị của hai hăng công nghệ Huawei, ZTE của Trung Quốc.
Một cơ quan mới, được gọi là Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (DFC), vừa được lập ra và có kế hoạch khai thác khoản ngân sách 60 tỷ USD nhằm giúp các nước đang phát triển và doanh nghiệp mua thiết bị từ nhà cung cấp khác ngoài hai công ty Trung Quốc nêu trên.
Ông Adam Boehler, giám đốc điều hành đầu tiên của DFC khẳng định tham vọng của cơ quan này là thông qua việc chi tiền sẽ đảm bảo "đảm bảo một sự thay thế khả thi các thiết bị của Huawei và ZTE."
Tuy nhiên, Boehler không tiết lộ về những cuộc đàm phán cụ thể hoặc số tiền sẽ được chi tiêu như thế nào cho các nước và doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, kế hoạch trên sẽ nhận được sự ủng hộ từ các đối thủ của Huawei, ZTE là Ericsson và Nokia. Hai hăng công nghệ châu Âu đang phải vật lộn để cạnh tranh với các thiết bị giá rẻ của Huawei và ZTE.
Với khoản ngân sách trên, Mỹ có thể tài trợ cho các lựa chọn thay thế Huawei thông qua những khoản vay hoặc bảo lănh cho một số quốc gia đang phát triển, công ty.
Mỹ hiện khá lo ngại về khả năng các công ty công nghệ Trung Quốc thống trị mạng không dây thế hệ thứ 5, c̣n được gọi là 5G. Chính quyền Tổng thống Trump cáo buộc thiết bị Huawei và ZTE có thể được sử dụng cho hoạt động gián điệp, điều mà các công ty này đă bác bỏ.
VietBF © sưu tầm