Tổng Thống Donald Trump đến Anh để đóng vai vị ân nhân của Âu Châu trong cuốn phim thời sự ông sẽ dùng trong cuộc tranh cử 2020, khiên hoang tưởng của Tổng Thống Trump là ông tưởng những quốc gia NATO vẫn giữ thái độ tri ơn ông, v́ dù sao họ vẫn sống dưới mái dù nguyên tử của Mỹ, mà ông lại là quốc trưởng Mỹ, sau khi Tổng thống Mỹ và Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump đến Luân Đôn; đứng trên chót thang máy bay, tổng thống vẫy tay chào quần chúng, trong lúc phu nhân nghiêm túc đứng cạnh ông, cũng vẫy tay chào, nhưng chừng mực hơn.
Tổng Thống Donald Trump tại London nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập tổ chức NATO. (H́nh: Nicholas Kamm/AFP)
Hàng trăm phóng viên, nhiếp ảnh, điện ảnh viên, chen chúc nhau dành chỗ tốt để có được góc nh́n đẹp nhất, bức ảnh ư nghĩa nhất.
Ông Trump đến Anh dự lễ sinh nhật thứ 70 của tổ chức NATO (North Atlantic Treaty Organization – Minh Ước Bắc Đại Tây Dương – bản thỏa ước kết hợp 29 quốc gia Âu Châu vào với nhau để giúp nhau tự vệ, chống lại bất cứ cường quốc nào có ác ư tấn công, xâm chiếm họ).
Phương châm chung sức để tự vệ của NATO là TẤT CẢ LÀ MỘT và MỘT LÀ TẤT CẢ; tấn công một quốc gia thành viên NATO là tấn công toàn thể các quốc gia NATO. Và đặc biệt hơn nữa: NATO là sản phẩm của Mỹ, do các chiến lược gia Mỹ vẽ ra, do tổng thống Mỹ kư năm 1949, và được coi như sách lược quân sự thành công nhất, bảo vệ ḥa b́nh cho 29 quốc gia thành viên, chống lại tham vọng lănh thổ của Nga.
Từ 70 năm nay, thế giới không có đại chiến, một phần là do tổ chức NATO; nhưng Trump không thích đồng minh với NATO; ông chỉ trích hiệp ước này từ năm 2016, năm ông vừa đắc cử và trở thành tổng thống Mỹ.
Lập luận của ông là Mỹ đóng góp quá nhiều (3.57% vào ngân sách NATO), trong lúc nhiều quốc gia thành viên NATO lại không góp đủ 2% ngân sách quốc gia vào ngân sách quốc pḥng của nước họ.
Năm ngoái ông đă ghé lại trụ sở NATO để lớn tiếng chỉ trích tổ chức này là ăn bám vào nỗ lực quốc pḥng của Mỹ, sống nhờ và sống FREE dưới mái dù nguyên tử của Mỹ mà không trả cho Mỹ đồng nào.
Sau khi nặng lời mạt sát các quốc gia thành viên NATO, ông lên Air Force One bay sang Helsinki mật đàm với quốc trưởng Nga Vladimir Putin, nhân vật đang tạo ra chiến tranh lấn đất của các lân quốc, thành viên của NATO.
Hoang tưởng của Trump là ông tưởng những quốc gia NATO vẫn giữ thái độ tri ơn ông, v́ dù sao họ vẫn sống dưới mái dù nguyên tử của Mỹ, mà ông lại là quốc trưởng Mỹ. Ông đến Anh để đóng vai vị ân nhân của Âu Châu trong cuốn phim thời sự ông sẽ dùng trong cuộc tranh cử 2020.
Ông không thích thất cử, mà lại c̣n thích ngồi thêm 4 năm nữa trong Bạch Cung, do đó ông nhờ Ukraine giúp ông bươi rác rưởi cũ để ông chôn sống ứng cử viên dân chủ đối thủ của ông, và nhờ NATO giúp ông đóng vai người hùng được vài trăm triệu công dân Âu Châu tri ơn từ ngày ông mới sinh ra đời – năm 1946, năm giỗ đầu của Adolf Hitler.
Chuyện đáng buồn là cái mũ Ăng Lê ông sắm cho vợ để hóa trang thành công chúa thuộc hoàng gia Anh không có dịp sử dụng, v́ đến Anh chiều Thứ Hai (2 Tháng Mười Hai, 2019); ông không ở lại Luân Đôn đủ 48 tiếng đồng hồ, không kịp dự dạ yến do Nữ Hoàng Elizabeth II khoản đăi quư vị quốc trưởng thuộc khối NATO.
Anh kư giả Mỹ Peter Baker mô tả nỗi buồn của Trump bằng bài báo Mocked Abroad and Assailed at Home Trump Returns to Face Impeachment (Bị chế giễu ở nước ngoài và bị tấn công ngay trong nước ḿnh, Trump chọn thái độ quay về đối mặt với cuộc luận tội) có vẻ thiếu chân thành trong lời chia buồn với ông.
Baker chỉ kể lại những ai chế nhạo Tổng Thống Trump.
Trước nhất là Thủ Tướng Anh, ông Boris Johnson; không chế nhạo, ông Johnson chỉ nghiêm chỉnh cảnh cáo Trump, “Xin ông đừng tuyên bố ǵ về cuộc bầu cử ngày 12 Tháng Mười Hai sắp tới của Anh.”
Johnson không ư thức được là dân Luân Đôn rất hứng thú với cái bong bóng bay baby Trump; họ thả nhiều bong bóng chào đón tổng thống Mỹ.
Bong bóng bay “Baby Trump” tại Anh. (H́nh: Peter Summers/Getty Images)
Baker kể trong pḥng tiếp tân của thủ tướng Anh, Thủ Tướng Canada Justin Trudeau bảo tổng thống Pháp, “Ổng (Trump) sẽ đến trễ 40 phút, v́ cuộc họp báo dự trù kéo dài 40 phút,” cả hai vị quốc trưởng này đều đă từng được Trump “yêu” và gọi bằng bạn.
Hai ông này không nói đến tên Trump mà chỉ dùng chữ “ông ta,” hoặc “hắn” (he or him). Trong một đoạn khác của cuốn băng ghi âm, Thủ Tướng Trudeau nói, “Nhóm cận thần của hắn đang làm rơi hàm răng của họ xuống đất để bầy tỏ sự thán phục của họ trước câu hắn vừa tuyên bố với phóng viên truyền thông.”
Phản ứng của Tổng Thống Macron cũng rất nhộn trong lúc Thủ Tướng Anh Johnson chỉ cười mỉm chi, và công chúa Anne đứng nh́n. Ông Johnson hănh diện với thành tích trải qua một cuộc họp báo khá dài, mà không nhắc đến tên “hắn” một lần nào cả.
Ông Macron bảo ông Trump việc Mỹ làm mất vai tṛ lănh đạo tại Âu Châu đưa NATO đến t́nh trạng liệt óc (brain death).
Trump đang là nạn nhân của những quốc gia đồng minh mà ông tin cậy; họ không đủ tài để giúp ông soi gương thấy ḿnh là một vĩ nhân đang tận t́nh giúp Ukraine và giúp NATO, như chuyện cái gương Tàu.
Đă không bằng cái gương Tàu, Tổng Thống Pháp Macron c̣n khoe với Tổng Thống Mỹ là trong lúc trả lời cuộc phỏng vấn của tờ The Economist, ông nói Tổng Thống Mỹ Harry Truman kư hiệp định NATO giúp Âu Châu sống c̣n trong suốt 70 năm trước tham vọng nhuộm đỏ thế giới của Nga.
Giờ này tổ chức NATO cố gắng sống c̣n – dù c̣n hay không c̣n sự ủng hộ của Mỹ.
Ông Tây Macron khéo lo th́ thôi; xin ông nh́n tấm gương của Mễ mà tính chuyện Âu Châu. Uyển chuyển một chút là xong, bức Vạn Lư Trường Thành đắt tiền xây trên biên giới Mỹ có ngăn được người Mễ nào muốn sang Mỹ cắt cỏ đâu?
Tại sao người Âu lại phải lo chuyện Nga trở lại thành liên bang Nga Xô Viết? Chuyện đó khó tầy trời, và cũng vô cùng khó khăn. (Nguyễn Đạt Thịnh)