4 cơ sở quân sự của Mỹ đặt tại Hàn Quốc đă được trao trả lại. Mỹ trao trả bốn cơ sở quân sự cho Hàn Quốc để dồn lực lượng về Căn cứ Humphreys ở phía nam thủ đô Seoul.
Các lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc (USFK) ngày 11/12 bàn giao 4 cơ sở quân sự gồm căn cứ Eagle và căn cứ Long ở thành phố Wonju, căn cứ Market ở Bupyeong và căn cứ Hovey ở Dongducheon cho Hàn Quốc, đánh dấu đợt chuyển giao căn cứ lớn nhất kể từ năm 2015 ở nước này, USFK cho biết trong thông cáo báo chí hôm nay.
USFK c̣n cho biết họ đă rút hết lực lượng và đóng cửa 13 cơ sở quân sự khác để sẵn sàng bàn giao lại cho Hàn Quốc. Quân đội Mỹ cũng đă bắt đầu tiến tŕnh trao trả cơ sở đồn trú Yongsan ở trung tâm thủ đô Seoul cho nước chủ nhà.
Trực thăng Apache cất cánh từ căn cứ Humphreys, phía nam Seoul. Ảnh: Yonhap.
Lực lượng quân đội Mỹ rút khỏi các cơ sở này sẽ được đưa đến Căn cứ Humphreys nằm cách thủ đô Seoul 65 km về phía nam. Đây là cơ sở quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài, trị giá 10,7 tỷ USD.
Chính quyền Tổng thống Hàn quốc Moon Jae-in đă đẩy nhanh tiến tŕnh tiếp nhận các căn cứ quân sự cũng như quyền quản lư hoạt động quân đội thời chiến từ phía đồng minh Mỹ.
"Như một minh chứng cho quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn, USFK duy tŕ cam kết trao trả các cơ sở sớm nhất có thể cho chính quyền Hàn Quốc", USFK cho biết.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Seoul và Washington đang có những bất đồng về thỏa thuận đóng góp tài chính cho gần 28.500 lính Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc, vốn đă làm rạn nứt quan hệ đồng minh kéo dài 66 năm.
Washington yêu cầu Seoul đóng góp 5 tỷ USD/năm, con số lớn gấp 5 lần khoản đóng góp thường niên của Hàn Quốc hiện nay. Hồi đầu năm nay, Hàn Quốc đồng ư đóng góp 923 triệu USD, tăng 8% so với năm 2018. Hàn Quốc cũng chi trả khoảng 90% chi phí hoạt động của căn cứ Humphreys.
Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn cho rằng Seoul chưa đóng góp hợp lư cho hoạt động bảo vệ của Mỹ, điều này đă làm dấy lên những đồn đoán rằng Trump sẽ giảm sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc.
Phái đoàn đàm phán Hàn Quốc tuần trước tiến hành ṿng đàm phán thứ tư với Mỹ về thỏa thuận chia sẻ gánh nặng tài chính nhưng chưa đạt kết quả. Trong khi đó, thỏa thuận chia sẻ đóng góp quốc pḥng hiện nay giữa Washington và Seoul sẽ hết hạn vào cuối năm nay.