Như vậy sau 5 năm thi công, Trung Quốc mới đây đă xây dựng xong ḥn đảo nhân tạo tọa lạc trên một vị trí chiến lược ở vùng biển phía Nam Sri Lanka. Đây là một trong những dự án lớn Vành đai và con đường của Trung Quốc ở nước ngoài.
Đảo nhân tạo Port City Colombo vừa được Trung Quốc hoàn thành xây dựng ngoài khơi Sri Lanka. Ảnh: Nikkei
Được gọi tên là Port City Colombo, ḥn đảo nhân tạo rộng 269 hecta nằm ngoài khơi thủ đô Sri Lanka, Colombo, cuối tuần trước đă được chính thức công nhận là một phần lănh thổ của đất nước. Bầu trời đêm phía trên bờ biển Colombo hôm đó rực sáng pháo hoa, đánh dấu khoảnh khắc công ty xây dựng đảo, một liên doanh Trung Quốc – Sri Lanka chính thức được bắt đầu thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo tờ Nikkei, các nhà quan sát giàu kinh nghiệm đánh giá ḥn đảo nhân tạo này sẽ làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ kinh tế giữa Bắc Kinh với quốc gia nặng gánh nợ nần Sri Lanka, nơi không chỉ Trung Quốc mà các nước Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản cũng đang t́m cách cạnh tranh ảnh hưởng.
Mắt xích trong "Vành đai và Con đường"
Trung Quốc đă rót tới 1,4 tỉ USD để nạo vét đáy biển và xây nên ḥn đảo nhân tạo Port City Colombo. Đây cũng chính là dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) lớn nhất trong lịch sử Sri Lanka.
Các nguồn tin ngoại giao ở Colombo cho hay Port City Colombo là dự án nổi bật trong các liên doanh đắt đỏ tại Sri Lanka, một điểm nhấn trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Trong Sáng kiến này, hàng tỉ USD các khoản vay của Trung Quốc đă được đổ vào nhiều dự án cơ sở hạ tầng tại Sri Lanka, từ xây dựng cảng, sân bay đến đường cao tốc.
Ḥn đảo nhân tạo ngoài khơi Sri Lanka là một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Ảnh: eurasianews
Nhưng Port City Colombo sẽ không gia nhập danh sách này, bởi các dự án FDI được tiến hành mà nước chủ nhà không mất khoản chi phí tài chính nào.
Dự án được khởi công từ tháng 9/2014, khi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận B́nh có chuyến thăm lần đầu tiên đến Sri Lanka. Chủ đầu tư dự án là Công ty Xây dựng Viễn thông Trung Quốc (CCCC), môt người khổng lồ địa ốc và là nhà phát triển năng động nhất trong các dự án BRI tại Sri Lanka, thông qua công ty con của CCCC là Công ty Cơ khí Cảng Trung Quốc (CHEC).
CHEC đă thành lập một liên doanh có tên CHEC Port City Colombo, hiện nhắm tới các nhà đầu tư từ Trung Đông, Ấn Độ, Đông Nam Á và Trung Quốc với tham vọng biến ḥn đảo nhân tạo thành “điểm đến kinh doanh, bán lẻ và căn hộ cao cấp ở Nam Á”.
Các nhà phân tích tài chính tại Colomb đă cho rằng vị trí của Port City Colombo sẽ cho phép nơi này thu hút đầu tư từ giới doanh nghiệp Ấn Độ. Trong buổi lễ ra mắt dự án tại Mumbai, thủ phủ tài chính của Ấn Độ, ḥn đảo được giới thiệu là một trung tâm tài chính mới chỉ nằm cách Mumbai ba giờ bay.
Đảo Port City Colombo được kỳ vọng sẽ thu hút 13 tỉ USD đầu tư phát triển bất động sản. Ảnh đồ họa: Business Insider
Những vấn đề pháp lư với đảo nhân tạo
Tuy nhiên, trong lúc Port City Colombo đang hướng tới mục tiêu thu hút thêm 13 tỉ USD đầu tư phát triển bất động sản, th́ ḥn đảo vẫn phải chờ thêm một số hành động từ quốc hội Sri Lanka, nơi chịu trách nhiệm thông qua một số đạo luật liên quan, trong đó có luật về vùng đặc quyền kinh tế quanh đảo nhân tạo.
Các nhà lập pháp Sri Lanka hiện vẫn tranh căi về vấn đề này, đặc biệt là khi nó đ̣i hỏi một loạt quy định pháp lư mới mà một số nhà quan sát cho rằng sẽ khiến Sri Lanka như đang áp dụng công thức “một đất nước, hai chế độ” mà Trung Quốc áp dụng với Hong Kong. Và điều đó sẽ đ̣i hỏi cả việc sửa đổi hiến pháp Sri Lanka.
Thulci Aluwihare, Giám đốc phụ trách Phát triển kinh doanh và chiến lược tại CHEC Port City Colombo, nói rằng một sự thúc đẩy mạnh từ chính phủ là cần thiết để vượt qua các rào cản pháp lư. “Đă có một dự luật SEZ (vùng đặc quyền kinh tế) đang chờ nội các thông qua”, ông Aluwihare cho biết: “Chúng ta chỉ có thể làm mềm thị trường thông qua thu hút các nhà đầu tư tiềm năng”.
C̣n theo ông Malik Cader, cựu Tổng giám đốc Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Sri Lanka, quốc hội cần áp dụng những nguyên tắc luật thông thường về xử lư tranh chấp với đảo Port City Colombo. “Chính phủ cần thúc đẩy thông qua dự luật này bởi các quốc gia khác ở Nam Á đang mạnh tay thu hút đầu tư nước ngoài và chúng ta không thể để lỡ cơ hội này”, ông Cader kêu gọi.
Đảo nhân tạo khi đang trong quá tŕnh thi công. Ảnh: bellandroad.news
Bên khối doanh nghiệp trong nước, hoạt động vận động hành lang cũng diễn ra tương tự. Pḥng Thương mại Ceylon, hiệp hội doanh nghiệp lớn nhất và lâu đời nhất ở Sri Lanka, cho rằng dự án này sẽ mang đến cho Sri Lanka cú huưch lớn cho các công ty công nghệ thông tin và kỹ thuật số trong nước.
“Port City Colombo là cơ hội để các công ty công nghệ và khởi nghiệp Sri Lanka nâng cấp và nh́n ra thế giới bên ngoài”, ông Shiran Fernando, Nhà kinh tế trưởng của Pḥng Thương mại Ceylon, phát biểu và khẳng định rằng ḥn đảo sẽ trở thành một thành phố thông minh trong tương lai.
Chính phủ Sri Lanka, dẫn đầu là Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, dường như đă nghe thấy những lời kêu gọi này. Các liên minh chính trị của vị tổng thống vừa đắc cử với đa số áp đảo hồi tháng 11, đă tuyên bố cần phải xây dựng các đạo luật mới nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào dự án đảo nhân tạo.
“Nhiều hoạt động đầu tư thương mại và tài chính tiên tiến đă được lên kế hoạch. Nhưng các nhà đầu tư cần phải có một khung pháp lư khác”, Basil Rajapaksa, em trai của Tổng thống Gotabaya và là một cựu Bộ trưởng kinh tế cho biết.
Sri Lan đă bắt đầu nghiêng về phía Trung Quốc từ thời cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa trong suốt giai đoạn năm 2005-2015. Cuối tuần trước, ông Mahinda, hiện là Thủ tướng, cũng có mặt trong lễ khánh thành đảo nhân tạo, dự án mà ông từng tham gia khởi công.
VietBF@ sưu tầm.