2019 đă sắp qua. Một năm đầy thử thách với Tổng thống Nga Putin nhưng có nhiều thành công. Sang 2020, Nga sẽ kỷ niệm 75 năm ngày Chiến thắng phát-xít Đức nhưng đầy lo ngại về Châu Âu xảo biện về vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp các công nhân nhà máy tự động Kamaz mới đây và có dịp chia sẻ điều quan trọng của nước Nga trong năm tới.
Phương Tây xét lại lịch sử, mối lo của Tổng thống Nga năm 2020.
Trả lời một công nhân về sự kiện quan trọng trong năm 2020, Tổng thống Nga khẳng định, đó là lễ kỷ niệm Chiến thắng phát-xít Đức lần thứ 75.
Để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm, Nga đã mời các nhà lãnh đạo trên thế giới tham gia, trong đó việc Tổng thống Mỹ Donald Trump có tham dự hay không đã là một câu chuyện gây sự chú ý đặc biệt của dư luận thế giới trong năm 2019.
Hiện tại, 17 nhà lănh đạo nước ngoài đă đồng ư tham dự lễ kỷ niệm. Nga có kế hoạch mời các nước Đồng minh trong Thế chiến II, trong đó có Mỹ, Anh và Pháp tham gia lễ Duyệt binh Ngày Chiến thắng 2020 ở Moscow.
Nga dự kiến mời 20 khối duyệt binh từ các nước thuộc Cộng đồng Các quốc gia Độc lập (SNG), Mỹ, Anh, Pháp, Ai Cập, Israel, Ấn Độ, Trung Quốc, Mông Cổ, Ba Lan và Serbia tham gia lễ Duyệt binh Ngày Chiến thắng 2020.
Ngoài ra, có khoảng 356 cựu chiến binh, trong đó có 156 người nước ngoài, sẽ được mời tới dự lễ duyệt binh ở Moscow.
Điều đáng chú ý là lễ kỷ niệm 75 năm ngày Chiến thắng phát-xít lại diễn ra trong bối cảnh quan hệ Nga- châu Âu ngày càng trở nên lạnh nhạt, và có xu hướng xét lại lịch sử.
Một nghị quyết được Nghị viện châu Âu thông qua cách đây 2 tháng tại Ba Lan cho thấy sự thay đổi trong quan điểm của châu Âu về cuộc chiến chống phát-xít và nguyên nhân dẫn tới Thế chiến thứ II.
Theo đó, Nghị quyết của châu Âu cho rằng, Hiệp ước Molotov-Ribbentrop là một thỏa thuận bí mật của Đức Quốc xă và Liên Xô, mở đường cho Chiến tranh Thế giới Thứ 2.
Tổng thống Vladimir Putin đă cho rằng EU là "kẻ nói dối không biết xấu hổ" khi lên án Liên Xô gây nên Chiến tranh Thế giới II.
Tổng thống Putin đă bác bỏ nghị quyết “vô căn cứ” của EU liên quan đến Hiệp ước Molotov-Ribbentrop năm 1939. Ông cho rằng lập trường của EU “không dựa trên bất cứ điều ǵ có thật”.
"Họ gần như đổ lỗi cho Liên Xô, cùng với Đức Quốc xă, v́ đă gây ra Chiến tranh thế giới II như thể họ "quên" kẻ đă tấn công Ba Lan vào ngày 1/9/1939 và Liên Xô vào ngày 22/6/1941” - ông Putin nói.
Lịch sử ghi nhận, Anh và Pháp cũng đã liên tục thờ ơ những cuộc xâm lược của Đức trước các quốc gia láng giềng.
Anh và Pháp đã nhu nhược trước quyết định thôn tính Cộng ḥa Áo của Đức Quốc xã vào tháng 3/1938. Anh, Pháp không hề phản ứng trước cuộc xâm lược, Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đã nói: "Chúng ta phải tránh bị mắc lừa. Và chúng ta cũng không để cho các nước nhỏ có ảo tưởng về sự giúp đỡ của Hội Quốc Liên có thể dành cho họ để chống lại sự xâm lược".
Thái độ của Anh và Pháp đã khiến Đức càng lấn tới. Đến tháng 8/1938, Đức thôn tính 1/3 lãnh thổ Tiệp Khắc sau Hiệp ước Munich ký với Anh, Pháp và Ý. Hiệp ước Munich năm 1938 đã minh chứng cho một nỗ lực của tứ cường Anh, Pháp, Ý và Đức về không xâm lược lẫn nhau, vô hình chung đẩy mũi xâm lược của Đức sang phía Đông và Liên Xô.
Hiệp định Munich 1938 không chỉ mở đường cho nước Đức Quốc xă chiếm đóng Tiệp Khắc mà c̣n "bật đèn xanh" cho quân đội Đức tại Đông Phổ chiếm vùng Klaipeda của Litva, áp đặt một hiệp ước kinh tế bất b́nh đẳng với Romania và khuyến khích nước Ư phát xít của Benito Mussolini xâm lược Albania.
Tháng 4/1939, trong một nỗ lực cuối cùng để cứu văn nền an ninh tập thể của châu Âu, Liên Xô mở lại các cuộc thương lượng với Anh và Pháp, thành thực t́m kiếm một hiệp định tương trợ thật sự với các nước Tây Âu và Đông Âu.
Mặc dù người Nga thực ḷng muốn kư một hiệp ước pḥng thủ chung càng sớm càng tốt với Anh và Pháp nhưng họ đă vấp phải sự lạnh nhạt của các chính phủ Anh và Pháp. Châu Âu đ̣i Liên Xô bảo đảm sự giúp đỡ nếu nước Đức Quốc xă tiến công về phía Tây nhưng lại lảng tránh vấn đề giúp đỡ Ba Lan nếu nước Đức gây hấn ở phía Đông.
Trong khi đó, Đức Quốc xã đã nhiều lần đề nghị ký kết với Liên Xô hiệp ước không xâm lược lẫn nhau từ năm 1936 nhưng Liên Xô bỏ ngỏ.
Sau các nỗ lực đoàn kết với Anh và Pháp không thành, cũng như không c̣n biện pháp ngoại giao nào khác để đẩy lùi chiến tranh, Liên Xô đã chọn cách ký kết Hiệp ước bất tương xâm, còn gọi là Hiệp ước Molotov-Ribbentrop với Đức Quốc xã vào tháng 8/1939.
Thái độ của Anh và Pháp đă khuyến khích các nước Đức, Ư, Nhật kư kết với nhau tại Berlin bản "Hiệp ước chống quốc tế cộng sản" ngày 27/9/1940. Toàn bộ t́nh h́nh trên đă buộc chính phủ Liên Xô phải có những hành động kiên quyết trong việc t́m con đường để đảm bảo an ninh đất nước.
Về phía Đức Quốc xă, để chuẩn bị cho Chiến tranh thế giới thứ hai, Hitler đặc biệt quan tâm đến vấn đề làm sao tránh cho nước Đức thoát khỏi t́nh cảnh phải tiến hành chiến tranh cùng lúc trên hai mặt trận như trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hitler đã dùng con ngáo ộp Bolshevik để đe dọa các cường quốc phương Tây rằng "nước Đức là con đê cuối cùng ngăn chặn làn sóng đỏ".
Nhưng mặt khác, Hitler cũng chủ trương tạm ḥa hoăn với Liên Xô để tập trung lực lượng chống các cường quốc tư bản phương Tây, trước hết là Anh-Pháp.
Kết quả của cuộc đàm phán là bản Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên Xô, gọi tắt là Hiệp ước Xô-Đức. Mặc dù bản hiệp ước có giá trị 10 năm nhưng đến tháng 11/1940, khi phái đoàn Liên Xô do Bộ trưởng Dân ủy ngoại giao V. M. Molotov dẫn đầu sang Đức để bàn việc thi hành hiệp ước này th́ người Đức lại khước từ.
Đến thăng 6/1941, người Đức chính thức phản bội Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, tấn công Liên Xô.
Những lịch sử không thể chối cãi đến nay lại được giới tinh hoa ở châu Âu mang tham vọng viết lại. Đây sẽ là những mối lo của Tổng thống Putin trong bối cảnh lễ kỷ niệm 75 năm ngày đánh tan phát-xít Đức tới gần.
VietBF@ sưu tầm.