Tàu sân bay sản xuất nội địa đầu tiên của Trung Quốc chính thức được Chủ tịch Tập Cận B́nh bàn giao cho Hải quân Trung Quốc tại Tam Á, tỉnh Hải Nam, ngày 17/12.
Tàu sân bay Sơn Đông đi vào hoạt động là cột mốc quan trọng trong nỗ lực xây dựng sức mạnh hải quân của nước này, vốn được các nước láng giềng và Mỹ theo dơi sát sao.
Đài truyền h́nh Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin buổi lễ có sự tham gia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, các quan chức Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam Trung Quốc - bộ phận chịu trách nhiệm các vấn đề về Biển Đông, cùng các quan chức cấp cao khác.
Tàu Sơn Đông, trước đây gọi là Type 001A, đă đi qua eo biển Đài Loan để tiến hành hoạt động “huấn luyện thường xuyên và thử nghiệm nghiên cứu khoa học”, sau đó tiến vào Biển Đông hồi tháng trước.
Con tàu vốn dự kiến được đưa vào vận hành chính thức vào tháng 4 năm nay, nhưng giai đoạn thử nghiệm của nó trên thực tế mất nhiều thời gian hơn. Con tàu bắt đầu chạy thử nghiệm trên biển lần đầu vào tháng 5/2018.
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc mang tên "Sơn Đông" chính thức đi vào hoạt động hôm nay, 17/12. Ảnh: South China Morning Post.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là tàu Liêu Ninh thuộc lớp Kuznetsov của Liên Xô. Nó được tân trang từ tàu mua lại của Ukraine và đi vào hoạt động năm 2012.
Tàu Sơn Đông cũng là phiên bản sửa đổi của lớp Kuznetsov với thiết kế nâng cấp của hệ thống radar, hệ thống điều hướng, giám sát và ván trượt trên boong tàu để máy bay cất, hạ cánh, theo South China Morning Post.
Tàu Sơn Đông có thể mang theo 36 máy bay chiến đấu J-15 so với sức chứa 24 chiếc của tàu Liêu Ninh.
Chuyên gia hải quân tại Bắc Kinh Li Jie cho biết tàu Sơn Đông có thể mang tới 40 máy bay, bao gồm cả máy bay trực thăng Z-9 và máy bay cảnh báo sớm KJ-600.
Con tàu do Công ty Công nghiệp Đóng tàu Đại Liên sản xuất tại tỉnh Liêu Ninh từ tháng 11/2013.
Ông Li cho biết việc đưa vào vận hành tàu Sơn Đông là “món quà lớn” đánh dấu kỷ niệm 20 năm Macau được trả lại cho Trung Quốc.
“Bắc Kinh chọn Tam Á (để đưa vào vận hành tàu) bởi giới lănh đạo quân sự muốn nêu bật tầm quan trọng địa chiến lược của căn cứ tàu sân bay thứ hai này”, ông Li nói thêm. Tam Á là tổ hợp hải quân lớn nhất châu Á và từ đây có thể dễ dàng đi vào Biển Đông.
VietBF © sưu tầm