12/19/19
“No Trump” khi ăn
Trước lễ Thanksgiving, một số trang báo Mỹ cùng nhau viết về một chủ đề gọi là: Làm sao để buổi ăn tối gia đ́nh của chúng ta êm ấm?
Có nhiều câu trả lời với những chi tiết khác nhau, nhưng có cùng nội dung là: “No Trump”.
Người ta thấy từ khi Donald Trump xuất hiện với cách ăn nói kích động, phỉ báng, tấn công cá nhân,… rất đặc biệt của ông ta, xă hội Mỹ nói chung, cộng đồng Việt Nam nói riêng, chia làm hai phe, choảng nhau chí tử. Người ta nói ông Trump làm chia rẽ nước Mỹ.
Tôi biết có một chị kia có tiệm nail ở tiểu bang V. Chị này ghét ông Obama lắm, v́ chuyện Obamacare, chị phải đóng thuế thêm cho thợ nail muốn có bảo hiểm, trước đây họ chỉ trả tiền mặt là xong, người thợ không mua bảo hiểm được. Mà bảo hiểm ở Mỹ là cả một vấn đề lớn, ta bàn vào dịp khác.
Trở lại chị chủ tiệm. Khi ông Trump lên, chị thích chí, v́ ông này cái ǵ cũng làm ngược ông kia. Nhưng cô con gái của chị này đi học ở Đại học Berkeley, sào huyệt của bọn … cấp tiến. Và thế là cô bé đi biểu t́nh chống ông Trump. Mẹ con không nh́n nhau.
Tôi quen một chị bạn khác, làm biên tập viên cho một trang mạng tiếng Việt rất cấp tiến, có bà mẹ chồng lại bầu cho ông Trump, thế là các câu chuyện gia đ́nh cứ phải dừng lại ở chữ … Trump.
Một nhóm những người Việt tại San Jose treo bảng lên Vietnamese American against Trump, thế là các nhóm ủng hộ ông Trump đem h́nh họ nhiếc móc đủ điều.
Một anh phóng viên một đài họ, v́ ủng hộ ông Trump nhiệt t́nh quá, lan sang mắng ông Obama bằng những lời lẽ phân biệt chủng tộc, thế là bị những người khác làm đơn kiện, nên anh ta bị đuổi việc.
Nhưng tôi thấy nếu ta nói ông Trump gây ra hết những sự lộn xộn đó th́ cũng hơi oan cho ông ấy, ông ấy đâu có dữ dội tới mức đó. Sự chia rẽ đă có sẵn trong ḷng xă hội Mỹ, trong con người nói chung, trong cộng đồng người Việt nói riêng. Trump không gây ra sự chia rẽ, ông ta chỉ lợi dụng sự chia rẽ để lên cầm quyền, và thúc đẩy sự chia rẽ đó thêm sâu sắc.
Hai thế giới
Theo quan sát của báo Wall Street Journal, trong bài “Democrats and Republicans aren’t just divided. They live in different Worlds” (Những người Dân chủ và Cộng ḥa không chỉ chia rẽ mà c̣n sống trong những thế giới khác nhau), hai bờ biển Thái B́nh Dương và Đại Tây Dương là vùng giàu có, đa số theo Dân chủ, vùng quê giữa nước Mỹ nghèo khó theo Cộng ḥa. C̣n trong một tiểu bang, th́ vùng thành thị cũng sung túc hơn vùng quê xa.
Hai bờ biển của nước Mỹ luôn dính tới những đợt toàn cầu hóa khác nhau, luôn đi đầu thế giới về mọi mặt: Tài chính, khoa học, văn hóa, nghệ thuật,… Trong khi đó miền quê ở giữa là nông nghiệp rất khó khăn. Vài mươi năm gần đây xuất hiện thêm các vùng công nghiệp hoang tàn ở các tiểu bang miền Trung Tây, v́ những ngành công nghiệp lỗi thời. Tờ Wall Street Journal mới đây cho biết, công ty US Steel, sản xuất thép, từng được mệnh danh là người xây dựng nên nước Mỹ… 100 năm trước, đang đứng bên bờ vực phá sản. Thời đại này là thời đại của máy điện toán, của xe hơi điện, chứ không phải của những ḷ nấu cao nữa.
Sự cách biệt đó của nước Mỹ làm cho giới nông dân, và gần đây là giới công nhân, cảm thấy bực bội, cảm thấy bị bỏ quên, và thế là họ ủng hộ Donald Trump, không cần suy nghĩ là ông ta có hứa hăo hay không.
Đó là nói về kinh tế. Về văn hóa, nước Mỹ cũng như người Việt Nam, cũng bị tách ra làm hai phần từ khá lâu nay: Một bộ phận có học thức, hay suy xét, bộ phận kia ít học hơn, phán việc theo cảm tính.
Bộ phận có học thức, với kiểu thích tranh biện của họ, không thể nào thích Donald Trump được. Nhưng nhóm người cảm tính kia, không quen tranh biện suy xét, th́ Trump là kiểu mẫu lư tưởng. Nay lại có thêm mạng xă hội, những người ít tranh biện cũng có thể “phát biểu cảm tưởng”, qua Facebook, hay Twitter như Tổng thống của họ.
Nhưng nói cho cùng th́ phong trào dân túy Trumpist này không mới trong xă hội loài người. Mỗi khi có xáo động lớn trong xă hội là ta thấy có dân túy xuất hiện, với những sắc thái mạnh yếu khác nhau, dữ tợn khác nhau tùy từng thời đại. Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn học tṛ, Hitler cũng đốt sách, cộng sản th́ đề cao công nông, Trump th́ … yêu mến những người ít học (ông ta nói như thế trong một dịp vận động tranh cử hồi 2016: “I love the poor educated”).
Tranh căi về quan điểm, về yêu ghét th́ không bao giờ ngă ngũ. Nhưng chủ nghĩa tư bản, nhất là chủ nghĩa tư bản Anglo Saxon, duy thương mại, đă có thể giải quyết tất cả những tranh căi bằng lợi nhuận và luật pháp. Kết quả là họ đă tạo ra nước Mỹ với thiết chế cân bằng, hùng mạnh vài trăm năm nay.
Liệu cái thiết chế đó có giải quyết được sự chia rẽ hiện nay hay không? V́ sự chia rẽ như thế này dường như chưa từng xảy ra trong lịch sử Hoa Kỳ. Người ta khó cầm súng bắn nhau như thời nội chiến v́ luật pháp chặt chẽ, nhưng làm sao để cho những gia đ́nh công nhân miền Trung Tây chuyển đổi cách sống, chuyển đổi nghề nghiệp, là cả một vấn đề rất lớn. Một tổng thống sau Trump, dù Cộng ḥa hay Dân chủ, cũng khó ḷng giải quyết vấn đề đó trong vài năm.
Trở lại với đầu đề, tôi minh oan cho ông Trump, ông ta không phải là người tạo ra sự chia rẽ, mà chỉ là kẻ trục lợi sự chia rẽ mà thôi.
Jackhammer Nguyễn, từ San Francisco
Tiếng Dân