Ở đây không vì yêu hoặc ghét ông Trump gì ráo trọi. Mà vì... trong luật pháp bên Mỹ đã "cho phép" Hạ viện có quyền bỏ phiếu vì phe đảng rồi đa! Đây, xin giải thích:
1/ Trong hầu hết các dự luật, việc bỏ phiếu tại Thượng lẫn Hạ viện đều theo thể thức "đa số: +1", tức "nguyên tắc đa số tối thiểu". Nghĩa là bên bỏ phiếu "Yes" hơn bên bỏ phiếu "No" chỉ cần 1 phiếu, là dự luật được thông qua.
(chỉ khi dự luật nào đó được Quốc hội thông qua nhưng đưa qua Tổng thống bị phủ quyết, lúc đó nếu Quốc hội muốn vô hiệu hóa quyền phủ quyết của Tổng thống thì bỏ phiếu lần nữa - lần này phải theo thể thức "đa số 2/3", tức 2 phần 3 trong tổng số nghị viên bỏ phiếu Yes)
2/ Bỏ phiếu "impeachment" (luận tội) tại Hạ viện áp dụng thể thức "đa số: +1". Hiện nay đảng DC có 235 ghế tại Hạ viện, trong khi đảng CH có 199 ghế: DC đang nhiều hơn CH tới 36 ghế. Thành thử khi áp dụng "đa số: +1" thì đảng DC dư sức thắng khi "impeachment" đối với TT Trump (chỉ cần Yes hơn 1 phiếu là ok, đàng này hơn cả ba mươi phiếu).
Về "đạo đức chánh trị", lẽ ra đảng DC phải vận động sao cho một số dân biểu bên CH cũng đồng thuận, như vậy mới có tính chất đồng thuận quốc gia. NHƯNG, đứng về luật, do thể thức "đa số +1" nên... đảng DC không cần đồng thuận quốc gia gì ráo, cứ phe đảng chơi tới, đâu luật nào cản!
Bỏ phiếu impeachment vừa rồi, 230 phiếu Yes (197 phiếu No): thông qua dự luật hoàn toàn là phiếu bên đảng DC!
[nếu áp dụng thể thức "đa số 2/3" thì số phiếu Yes phải đạt tới 290 phiếu lận, nhưng... ở đây áp dụng "đa số: +1" thì 230 phiếu là dư sức qua cầu]
3/ Qua Thượng viên (gồm 100 thượng nghị sĩ), thể thức bỏ phiếu "trial" (xét xử) theo luật định là "đa số 2/3", tức phải đạt 65 phiếu Yes mới được.
Hiện nay có 53 thượng nghị sĩ Cộng hòa, 45 thượng nghị sĩ Dân chủ (và 2 thượng nghị sĩ độc lập).
Với thể thức "đa số 2/3", qua con số phân bổ nêu trên, thi không có đảng nào tự một mình mà lụm được 2/3 hết, phải vận động cho bằng được một số nghị sĩ bên đảng đối lập thì gạo mới nấu thành cơm.
Tới đây thì quí bạn đã hiểu tại sao nói bỏ phiếu tại Thượng viện "buộc" mang tính chất lưỡng đảng, rộng hơn là mang tính chất quốc gia. Trong khi ở Hạ viện, có quyền bỏ phiếu theo quyền lợi phe đảng - tại... luật qui định "đa số: +1" thì đành phải chịu.
* Có lẽ, sau trường hợp TT Donald Trump, Quốc hội lưỡng viện cũng như Tối cao pháp viện Mỹ phải cải cách thể thức bỏ phiếu để ngăn chặn tình trạng đặt quyền lợi đảng phái lên trên quyền lợi quốc gia.
Nguyễn Chương MT