Phận đời hẩm hiu của những số phận ‘homeless’ gốc Việt trên hè phố Little Saigon
Không khó để có thể chúng ta bắt gặp những người ‘homeless’ gốc Việt trên hè phố Little Saigon. Mỗi người mang 1 hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng phải đối mặt với những khó khăn khi cuộc sống gặp trắc trở. Dưới đây là câu chuyện về họ. Họ là những người sống lây lất trên hè phố Bolsa và những cơn mưa đêm Đông đă gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống nhuộm màu sương gió của họ.
Ở Hà Nội Plaza, Westminster, ngay trong khu Đền Đức Thánh Trần, có một nhóm ba anh em thân thiện sống hiền lành, vui vẻ bên nhau. Đại diện nhóm, anh Lê Hoàng Phương kể: “Tụi em có ba người chơi thân với nhau là anh Nhanh, anh Thanh và em.”
“Mưa th́ trời lạnh, nhưng chưa ‘nhằm nḥ’ với tụi em,” anh Phương tiếp, “Gió mới đáng sợ. Chính cái gió mới làm tụi em lạnh buốt xương.”
Theo lời kể của anh Phương, nhóm anh có đủ chăn mền để có thể được ấm áp suốt đêm mưa, nhưng khi trời nổi gió, cả nhóm phải cắn răng chịu rét buốt. “Không ǵ có thể chống được cái buốt của gió,” anh Phương kể. “Nhưng phải nói là người Việt ḿnh ở đây tốt lắm, họ cho tụi em đầy đủ đồ đắp rồi.”
Họ là ba người xa lạ gặp nhau bên hè Bolsa và trở nên thân thiết.
Anh Nhanh, trước là thợ tiện và thuê pḥng ở thành phố Tustin. Đầu năm nay, vừa bị thất nghiệp th́ anh gặp tai nạn xe hơi.
“Đang đậu xe trên đường, một chiếc xe tông vô một xe khác rồi xe này đụng lung tung làm cả đám bị vạ lây. Cái xe van của tôi không chạy được. Không có xe, tôi không thể đi xin việc khác được nên phải trả pḥng rồi ra đây sống qua ngày trong thời gian chờ bảo hiểm bồi hoàn. Nhưng v́ tai nạn hơi đông người nên họ giải quyết chậm,” anh Nhanh tặc lưỡi. “Kệ, số ḿnh nó vậy, biết sao hơn.”
Anh hy vọng sẽ được bồi hoàn và có thể mua xe khác để đi làm trước Tết.
Anh Phạm Thanh là người lăn lóc gió sương lâu nhất. Anh có mặt ở vỉa hè đă mấy năm rồi.
Qua một bài viết trên nhật báo Người Việt, gia đ́nh anh Thanh ở Texas đă liên lạc được với anh. Họ đă đưa anh về tận nhà. Nhưng chỉ một thời gian sau, anh lại “nổi máu giang hồ” và quay về hè phố Little Saigon.
Cả tuần nay, anh Thanh vào bệnh viện để tập đi và có thể sắp quay lại với anh em sớm. “Tụi em mong là tối nay anh Thanh sẽ quay lại với tụi em. Không có anh, tụi em thấy ‘thiếu thiếu,’” anh Phương chia sẻ.
Anh Phương là người sống ở hè phố Bolsa trễ nhất. Từ Oregon qua đây, anh không muốn nói nhiều về ḿnh. “Trước em làm nghề lắp ráp sàn gỗ. Nghề cũng kiếm ra tiền, chỉ có cái hơi khó chịu là bụi nhiều lắm. Em sống ở ‘bển’ với gia đ́nh, có cha mẹ và anh em,” anh Phương kể.
Rồi một hôm, anh lẳng lặng bỏ nhà ra đi. Anh nói: “Em đi xe Greyhound qua đây, tới Santa Ana rồi đón xe buưt tới đây.”
Sự ra đi của anh không v́ lư do ǵ rơ rệt.
Trong thời gian này, thỉnh thoảng, anh cũng liên lạc với gia đ́nh. Và anh dự định sẽ quay về với gia đ́nh một ngày nào đó.
Hiện tại, anh tạm vui với cách đối xử của “anh em bụi đời với nhau.”
Một người quen tên “Đạt Ma” vừa mua được gói thuốc lá, tung tăng, hớn hở đến khoe mọi người và chia cho mỗi người vài điếu. Chia xong, “Đạt Ma” chỉ c̣n vài điếu cho ḿnh.
Không ai nói ǵ, nhưng trong ánh mắt, một tia nh́n ấm áp được họ vội vă trao nhau.
Anh nói: “Anh em ngoài này thương nhau lắm. Có chén cơm, miếng rượu hay điếu thuốc là vui vẻ chia liền.”
Ở khu chợ ABC, trong không khí xô bồ, tấp nập, dường như người ta không thân thiết với nhau như vây.
Ông Leon Trần cho biết đă ra sống ngoài đường hơn bốn năm rồi. Trước kia, ông là thợ sửa xe cho “dealer” Toyota ở Los Angeles. Sau khi đứa con gái 14 tuổi qua đời v́ ung thư bao tử và người vợ 16 năm bỏ đi tiểu bang khác, nhất định không quay về, ông phải t́m quên trong nhiều loại thuốc gây nghiện. Sau khi bị đuổi việc, ông xuống Santa Ana sống lây lất trước khi có người rủ ông đến khu ABC.
Ông cũng cảm thấy thịt da buốt lạnh trong những đêm băo tố vừa qua. Ông ngập ngừng nói: “Trong cơn lạnh, ḿnh mới thèm một góc pḥng nhỏ nhỏ, dù là phải sống với kẻ thù.”
Với cặp mắt đỏ ngầu, ông Leon gầm gừ: “Muốn ‘nice’ th́ ở nhà, c̣n đă ra đây sống mà không dữ dằn th́ người ta hại ḿnh liền.”
Ngồi một ḿnh trong một góc, lơ mơ nh́n phố phường như một người nhàn rỗi, bà Kim Ngân, cựu ca sĩ một thời nổi tiếng là đẹp, lơ là nói bằng cái miệng nhăn nhúm: “Mấy bữa trời làm gió ǵ mà ác quá, làm cho Kim Ngân không ngủ được, phải nằm sát trong bụi cây mà vẫn lạnh ‘nhức răng’ luôn.”
“Lúc gió thổi mạnh làm ḿnh run quá thở không được, ḿnh thấy thèm ngồi dưới gốc cây Noel có treo đèn xanh xanh, vàng vàng và ăn đậu hũ nho,” bà tâm sự.
Cũng như anh Phương, những người sống ngoài đường, ai cũng thấm thía thấu xương v́ cơn gió quái ác đem giá lạnh về Little Saigon.
Anh nói nhỏ: “Những khi gió lạnh quá, không thể nào ngủ được, em thường nghĩ tới Việt Nam, đủ chuyện về Việt Nam ở Long Khánh, gần nhà thờ Tam Xuân…”
Nghe anh nói, bất giác câu hát “Đêm Đông, ôi ta nhớ nhung đường về xa xa. Đêm Đông, ta mơ giấc mơ, gia đ́nh, yêu đương. Đêm Đông, ta lê bước chân phong trần tha phương. Có ai thấu t́nh cô lữ, đêm Đông không nhà” bỗng da diết đến tái tê…
Thống kê cho biết, có khoảng 51 ngàn người homeless ở Los Angeles (và 1 vài thành phố nhỏ phụ cận, kể cả Little SG). Trung b́nh, có khoảng 1000 đến 1500 người homeless chết đi mỗi năm do thời tiết khắc nghiệt, đời sống khó khăn, bệnh tật, v.v...
May God bless you All
The Following 4 Users Say Thank You to QueMe For This Useful Post:
Thống kê cho biết, có khoảng 51 ngàn người homeless ở Los Angeles (và 1 vài thành phố nhỏ phụ cận, kể cả Little SG). Trung b́nh, có khoảng 1000 đến 1500 người homeless chết đi mỗi năm do thời tiết khắc nghiệt, đời sống khó khăn, bệnh tật, v.v...
May God bless you All
The Following 2 Users Say Thank You to laingo10 For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.