Hai trận hỏa công kỳ lạ hiếm có trong sử Việt. Đó là thời vua Lê chúa Trịnh . Hai trận đánh này đă dùng động vật làm kế hỏa công mà dành được chiến thắng.
Hỏa ngưu trận
“Hỏa ngưu trận” xuất hiện lần đầu vào thời Chiến Quốc ở Trung Hoa. Khi quân nước Yên bao vây nước Tề, tướng nước Tề là Điền Đan đă tập trung 1.000 con trâu trong thành, dùng gươm đao buộc vào sừng trâu, lấy cỏ khô tẩm dầu buộc vào đuôi trâu.
Đến đêm khuya quân Tề mở cửa thành, rồi đốt vào đuôi trâu. Đàn trâu bị đốt rống lên rồi cứ lao thục mạng về phía trước thẳng đến trại quân Yên. Quân Tề theo sau đàn trâu tiến thẳng tấn công quân Yên. Quân Nước Yên bị bất ngờ vì hỏa công, rối loạn, bị quân Tề đánh tan.
Trận đánh đấy được gọi là “hỏa ngưu trận”. Đến thế kỷ 18, một người Việt đă áp dụng “hỏa ngưu trận” và giành được thắng lợi, đó là Nguyễn Hữu Cầu.
Nguyễn Hữu Cầu xuất thân trong một gia đ́nh nông dân nghèo ở huyện Thanh Hà, Hải Dương. Ông giỏi vơ lại biết cả văn, bơi lội cũng rất giỏi nên người dân thường gọi là quận He (He là tên một loài cá biển).
Lớn lên ông gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Cừ và được ông này quư mến mà gả con gái cho. Sau khi Nguyễn Cừ bị bắt, Nguyễn Hữu Cầu thay cha vợ lănh đạo nghĩa quân.
Nguyễn Hữu Cầu lập căn cứ ở Đồ Sơn, quân có đến hàng vạn, quân chúa Trịnh nhiều lần tấn công nhưng đều thất bại.
Tuy vậy sau nhiêu lần tấn công, quân Trịnh dần cũng đạt được ưu thế về lực lượng và bao vây nghĩa quân tứ phía khiến nghĩa quân không c̣n đường thoát. Quân Trịnh bắc loa gọi nghĩa quân ra đầu hàng.
Trong t́nh thế khó khăn, Nguyễn Hữu Cầu quyết định dùng kế hỏa công. Theo sách Binh thư yếu lược, ông cho buộc những mũi lao nhọn vào sừng và hai bên sườn từng con trâu. Sau đó, đuôi trâu được buộc giẻ tẩm nhựa thông và châm lửa đốt đồng loạt.
Bị đốt nóng đàn trâu điên cuồng lao thẳng về phía quân Trịnh, vừa húc vừa dẫm đạp. Bị hỏa công bất ngờ, quân Trịnh rối loạn. Lúc này Nguyễn Hữu Cầu mới thúc toàn quân ra đánh, quân Trịnh tan vỡ.
Sau này, Nguyễn Hữu Cầu bị thua quân Trịnh và bị hành hình vào năm 1751.
Dùng mèo làm kế hỏa công
“Hỏa miêu trận” dường như chưa hề xuất hiện trước đây, chỉ xuất hiện trong sử Việt, nên đây được xem là trận đánh kỳ lạ và duy nhất.
Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc, trung thần của nhà Lê là Nguyễn Kim đă dấy binh chống lại nhà Mạc và đưa vua Lê Trang Tông lên ngôi. Khi Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm giết con của Nguyễn Kim giành ngôi Chúa. Các đời chúa Trịnh dần lấn át, tước đoạt quyền, khiến vua Lê chỉ c̣n là bù nh́n.
Chúa Trịnh chèn ép vua Lê. (Tranh qua elib.vn)
Đến đời chúa Trịnh Giang chỉ lo ăn chơi sa đọa, sưu thuế nặng nề khiến người dân oán thán (Xem bài: “Làm ác gặp ác báo”: Vị Chúa trong sử Việt phải chui nhủi dưới hầm suốt 20 năm cuối đời). Lê Duy Mật là con thứ 11 của vua Lê Dụ Tông thời hậu Lê quyết định dấy binh nhằm khôi phục lại nhà Lê.
Năm 1738, Lê Duy Mật cùng Lê Duy Chúc, Lê Duy Quy và một số văn thần, vơ tướng như Phạm Công Thế, Vũ Thước, Lại Tế Thế… mưu dấy binh, đánh vào phủ chúa để diệt Trịnh Giang.
Tuy nhiên sự việc bị bại lộ, Lê Duy Mật phải chạy trốn. Trên đường Lê Duy Quy rồi Lê Duy Chúc lâm bệnh mà mất. Lê Duy Mật đưa binh về quê gốc ở vùng thượng du phía Tây Thanh Hóa giáp với Nghệ An, giương ngọn cờ “phù Lê diệt Trịnh” và được người dân nơi đây hưởng ứng.
Là ḍng dơi vua Lê, Lê Duy Mật tự xưng là “Thiên Nam đế tử” hùng cứ một phương, xây dựng bộ máy hoạt động như một Giang Sơn riêng. Có lúc ông đem quân tiến đánh Sơn Nam (phía Nam thành Thăng Long) khiến quân Trịnh lo lắng.
Sách “Hồng Hoan lương sử “ có ghi chép lại rằng:
Ngọc lâu dựng một chương ṭa,
Tự xưng đế tử, hiệu là Thiên Nam.
Sách “B́nh Ninh thực lục” ghi nhận rằng: Lê Duy Mật “tạo ra ấn báu, cờ, gươm, bắt hiếp lấy thổ binh các động sách ven núi, ra vào thượng du Thanh Hoa, chiếm đóng đồn ngoại biên. Chiếm cứ Tŕnh Quang, đặt thêm cung điện, đặt làm nội ngoại phủ đều xây bằng gạch, lợp bằng ngói; các đồ tiếm dùng long chảo, long sàng, long tọa, long kiệu và đặt ra các hiệu thị vệ Kim ngô, Cẩm y. Qua hơn 10 năm, cờ hoàng ốc, cờ tả đạo, tự xưng hùng một góc trời”.
Trải qua các đời chúa Trịnh Giang, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm nhiều lần đem quân tiến đánh Lê Duy Mật nhưng đều thất bại. Đến năm 1769, Trịnh Sâm huy động một lực lượng lớn hùng mạnh tiến đánh, quyết một phen sống mái với Lê Duy Mật.
Sau nhiều trận đánh ác liệt, quân Trịnh tiến đến phủ Trấn Ninh (nay thuộc Nghệ An). Nhưng quân Trịnh đánh măi cũng không qua được Trấn Ninh, bởi nơi đây “thành cao, hào sâu” không cách ǵ phá được.
Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” mô tả lực lượng Lê Duy Mật như sau: quân chiến ước 3000 người, voi chiến hơn 100 con, ngựa hơn 300 con, súng lớn nhỏ có đến hàng ngh́n khẩu, diêm tiêu lưu hoàng thuốc đạn không kể xiết được.
Không phá nổi thành, nhà Trịnh phải điều viên tướng dày dạn trận mạc là Hoàng Ngũ Phúc đến. Hoàng Ngũ Phúc quan sát thế trận thấy thành lũy Trấn Ninh rất chắc chắn và mạnh không thể tấn công vào đây được, bèn dùng mưu.
Ngũ Phúc cho bắt mẹ của Lại Thế Thiều (đây là con rể của Lê Duy Mật), rồi bắt bà viết thư cho con yêu cầu làm nội ứng. Lo cho tính mạng của mẹ, Lại Thế Thiều đành đồng ư mở toang cửa thành cho quân Trịnh.
Đồng thời lúc này một tiểu tướng trong hàng ngũ quân Trịnh là Phạm Sinh có sáng kiến dùng mèo làm kế hỏa công.
Quân Trịnh lùng bắt quanh các làng được hàng trăm con mèo, dùng dầu thông, dầu trẩu tẩm vào. Khi Lại Thế Thiều làm nội ứng mở cổng thành th́ quân Trịnh đốt vào đuôi mèo, rồi đánh trống reo ḥ. Hàng trăm con mèo bị đốt sợ hăi lao thẳng vào thành lũy quân của Lê Duy Mật, khiến cho cây cối bốc cháy, rào chắn, đồn lũy bằng tre bị thiêu rụi.
Hỏa miêu trận. (Tranh qua Pinterest)
Bị kế hỏa công làm đại bại, Lê Duy Mật đành cho tập trung vợ con cùng những người thân thích rồi tự thiêu.
Sau khi đánh thắng, thấy lửa vẫn bốc cháy khắp nơi, Phạm Sinh liền lấy những cây nứa, cây vầu dạy quân lính đan thành những chiếc gầu để tưới nước dập lửa.
Khi ban thưởng, Phạm Sinh lập công lớn, được phong làm Phấn dũng tướng quân, tước Quận Công.
Dù giữ chức lớn, nhưng chẳng bao lâu Phạm Sinh xin về quê ḿnh ở làng Giai Lăng (gọi tắt là làng Giai), phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam (nay là xă Minh Lăng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái B́nh). Ông đem nghề đan gầu dạy lại cho dân chúng, từ đó gầu trở thành công cụ tát nước đắc lực giúp người ruộng tưới nước.
Khi Phạm Sinh mất, dân lập đền thơ và tôn ông là ông tổ nghề gầu.
VietBF@ sưu tầm.