Nguyên nhân ǵ khiến cho ông Trump ra lệnh tiêu diệt tướng Iran là ǵ? Hôm 29/12, hầu hết cố vấn an ninh tập trung tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của Trump để thảo luận về việc có nên tiêu diệt tướng Iran Soleimani.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện ở thành phố Miami, bang Florida hôm 3/1. Ảnh: AFP.
Thiếu tướng Qasem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), cùng Abu Mahdi al-Muhandis, phó tư lệnh nhóm dân quân Lực lượng Tổng động viên Iraq (PMU) thân Iran, thiệt mạng sau cuộc không kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Mỹ rạng sáng 3/1.
Đề cập tới nguyên nhân tấn công, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Soleimani "đang tích cực lên một kế hoạch hành động lớn trong khu vực, khiến hàng chục, thậm chí hàng trăm người Mỹ bị đe dọa. Chúng tôi biết điều đó sắp xảy ra". Tuy nhiên, giới chức Mỹ không cung cấp cho quốc hội bất cứ thông tin cụ thể nào về những mục tiêu của Iran hay dựa vào đâu để biết chúng sắp xảy ra, các nguồn tin cho hay.
Theo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien, vụ không kích Soleimani xảy ra sau khi tướng này tới thăm thủ đô Damascus của Syria và đang lên kế hoạch nhắm vào các nhân viên ngoại giao và quân đội Mỹ. "Cuộc không kích nhằm phá vỡ âm mưu đó và ngăn các vụ tấn công trong tương lai của Iran thông qua những lực lượng ủy nhiệm hoặc lực lượng Quds", ông giải thích.
Các quan chức quốc pḥng Mỹ cho biết kế hoạch của Soleimani là một phần tiếp nối những hành động khiêu khích trước đó của Iran, bao gồm vụ bắn hạ UAV RQ-4N của Mỹ hôm 20/6. Một ngày sau, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói Washington "đă lên đạn" và sẵn sàng không kích đáp trả, nhưng ông quyết định hủy kế hoạch 10 phút trước cuộc tấn công bởi nhiều người sẽ thiệt mạng.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley cho hay thông qua nguồn tin t́nh báo, giới chức Mỹ gần đây nhận thức được "quy mô, mức độ và mục tiêu" của cái gọi là kế hoạch khiến họ kết luận rằng nếu không hành động th́ rủi ro c̣n lớn hơn.
"Chúng tôi đang làm giảm bớt các nguy cơ và nghĩ rằng mọi việc được tiến hành thích hợp. Hành động tiếp theo phụ thuộc vào Iran. Họ chính là người quyết định các bước tiếp theo sẽ như thế nào", Tướng Milley nói.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích hoài nghi về mức độ cần thiết của việc giết Soleimani.
"Iran có thể đang âm mưu như lời Pompeo nói, nhưng Soleimani là người ra quyết định, không trực tiếp chỉ huy trên chiến trường. Giết ông ấy là điều không cần thiết và không đủ để phá vỡ quá tŕnh chuẩn bị cho một âm mưu sắp xảy ra", Jon Bateman, cựu chuyên gia phân tích cấp cao về Iran tại Cơ quan T́nh báo Quốc pḥng Mỹ, giải thích. Động thái của Washington chỉ có thể gây sốc cho Tehran và ảnh hưởng tới kế hoạch tấn công trong tương lai.
Nhiều người cho biết họ choáng váng trước quyết định của Trump, bởi nó có thể dẫn đến chiến tranh với một trong những đối thủ lâu đời nhất của Mỹ tại Trung Đông. "Đó là hành động liều lĩnh kinh hoàng, thậm chí gây ngạc nhiên cho nhiều người trong chúng tôi", một quan chức cấp cao giấu tên am hiểu vấn đề cho hay.
Lư do Trump chọn thời điểm này để tiến hành chiến dịch không kích Soleimani trở thành vấn đề tranh luận trong chính quyền của ông, bởi Washington cũng căng thẳng với Tehran tại vịnh Ba Tư suốt nhiều tháng. Theo giới quan sát, nguyên nhân trực tiếp khiến Trump "xuống tay" xuất phát từ vụ tấn công bằng rocket vào K1, căn cứ quân sự chung của Mỹ và Iraq tại tỉnh Kirkuk, phía bắc Iraq hôm 27/12.
Vụ tấn công khiến một nhà thầu quân sự Mỹ thiệt mạng, một số binh sĩ Mỹ và Iraq bị thương. Danh tính nạn nhân không được công khai. Giới chức Mỹ nhanh chóng đổ lỗi cho Kataib Hezbollah, nhóm dân quân bị cáo buộc nhận tiền tài trợ và vũ khí từ Iran. Theo các chỉ huy quân sự Mỹ, Soleimani là người đứng sau kế hoạch này.
Các vụ tấn công bằng rocket nhắm vào vị trí của quân đội Mỹ tại Baghdad và nhiều địa điểm khác thường xuyên xảy ra sau khi Washington triển khai chiến dịch quân sự ở Iraq vào năm 2003. Tuy nhiên, những sự cố như ở Kirkuk không phổ biến trong những năm gần đây. Các cuộc tấn công bằng rocket mới được nối lại trong bối cảnh chính quyền Trump thúc đẩy chiến dịch "gây áp lực tối đa" lên kinh tế Iran, làm leo thang căng thẳng giữa hai nước.
"31 quả rocket không nhằm cảnh báo, mà dùng để gây sát thương và giết chóc", Tướng Milley phát biểu trước vụ không kích Soleimani. Giới chức Mỹ dường như thất vọng v́ Iraq không công khai lên án cuộc tấn công ở Kirkuk, đồng thời nghi ngờ chính phủ Iraq không sẵn sàng kiềm chế lực lượng dân quân trung thành với Iran.
Gần 48 giờ sau sự cố ở Kirkuk, các tiêm kích F-15 của Mỹ thả bom xuống ba mục tiêu của Kataib Hezbollah, bao gồm các trung tâm chỉ huy và kho vũ khí trên lănh thổ Iraq và Syria để trả đũa.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper sau đó cho biết đợt không kích này đă thành công, nhưng ám chỉ "những lựa chọn khác" đang được cân nhắc. "Chúng tôi sẽ thực hiện những hành động bổ sung khi cần thiết, nhằm đảm bảo tự vệ và ngăn chặn các hành vi tồi tệ hơn", ông cho hay.
Vụ không kích này của Mỹ khiến 25 tay súng dân quân thiệt mạng và 51 người bị thương, ngay lập tức tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị ở Baghdad. Các thủ lĩnh dân quân phản ứng dữ dội, cảnh báo "đáp trả gay gắt với lực lượng Mỹ tại Iraq". Ngày 31/12, hàng ngh́n người biểu t́nh ủng hộ dân quân ném bom xăng, phá tường và xông vào đại sứ quán Mỹ tại Baghdad, sau đó dựng trại ngay bên ngoài để phản đối.
H́nh ảnh tại hiện trường cho thấy khói bốc lên từ pḥng tiếp tân của đại sứ quán, nơi từng là biểu tượng cho sức ảnh hưởng của Mỹ tại Iraq. Nội thất và giấy tờ bị thiêu rụi gần như hoàn toàn, trong khi các nhân viên của đại sứ quán phải trú ẩn trong pḥng an toàn. Washington ngay lập tức điều khoảng 100 lính thủy đánh bộ đến Baghdad, sau đó đưa thêm 750 binh sĩ đến Kuwait.
Căng thẳng dường như hạ nhiệt vào hôm sau, khi các thủ lĩnh dân quân đề nghị người biểu t́nh rời đi và chính phủ Iraq kêu gọi giữ b́nh tĩnh. Tuy nhiên, giới chức Mỹ được cho là đă tức giận v́ phản ứng chậm chạp của các nhóm dân quân, cũng như sự phớt lờ của lực lượng an ninh chính phủ Iraq khi đại sứ quán Mỹ gặp nạn.
Tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở bang Florida, Trump nhận được tin Soleimani sắp tới Baghdad. Các quan chức cấp cao cho rằng tướng Iran đang chế nhạo Mỹ bằng cách xuất hiện ở thủ đô của Iraq, dường như ngụ ư rằng ông có thể tự do di chuyển khắp nơi mà không gặp chút cản trở nào.
Theo một nguồn tin giấu tên, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đă tổ chức những cuộc điện đàm giữa các quan chức an ninh hàng đầu suốt cả tuần sau buổi thảo luận đầu tiên về việc giết Soleimani hôm 29/12. Giới chức gợi nhắc Trump rằng ông đă không đáp trả sau khi Iran tấn công tàu hàng ở vịnh Oman, hạ UAV Mỹ hay vụ tập kích nhà máy lọc dầu Arab Saudi được cho là do Iran đứng sau.
"Vấn đề tranh luận là nếu không đáp trả, Iran sẽ nghĩ rằng họ có thể đối phó với bất cứ trở ngại nào", một quan chức Nhà Trắng giấu tên tiết lộ nội dung cuộc họp giữa Trump và các cố vấn.
Theo các nguồn tin, động lực ra quyết định của Trump c̣n được thúc đẩy bởi điều mà ông cho là phản ứng tiêu cực sau khi hủy không kích Iran năm ngoái. Ông chủ Nhà Trắng thất vọng v́ những chi tiết trong cuộc thảo luận nội bộ bị ṛ rỉ ra ngoài khiến ông cảm thấy ḿnh trông yếu đuối.
Washington đă theo dơi các động thái của Soleimani trong nhiều ngày, duy tŕ việc báo cáo với Trump và đánh giá cơ hội tốt nhất của họ để giết tướng Iran là ở bên ngoài sân bay Baghdad. Trump ra quyết định cuối cùng tại Mar-a-Lago ngay trước cuộc không kích.
Tổng thống Mỹ được cho là đă suy ngẫm về vấn đề từ rất lâu. Ông dường như ám ảnh với cuộc tập kích khiến đại sứ Mỹ Christopher Stevens thiệt mạng tại thành phố Benghazi, Libya hồi năm 2012, cũng như cách phản ứng sau đó của chính quyền cựu tổng thống Barack Obama. V́ vậy, ông cảm thấy việc đáp trả vụ tấn công đại sứ quán Mỹ ở Baghdad và cái chết của nhà thầu Mỹ sẽ để lại h́nh ảnh cứng rắn hơn so với người tiền nhiệm, theo các nguồn tin thân cận.
"Vụ Benghazi bao trùm tâm trí ông ấy", Lindsey Graham, thượng nghị sĩ có quan hệ gần gũi với Trump, giải thích về lư do không kích Soleimani. Graham cho biết khi hai người thảo luận tại Mar-a-Lago hôm 30/12, Trump bày tỏ lo ngại Iran "sẽ tấn công chúng ta thêm lần nữa" và đang cân nhắc các biện pháp đáp trả.
"Ông ấy quyết tâm làm một điều ǵ đó để bảo vệ người Mỹ. Cái chết của nhà thầu quân sự Mỹ thực sự đă thay đổi thế cân bằng", Graham cho hay, nói thêm rằng việc giết Soleimani vốn không nằm trong kế hoạch cụ thể nào, nhưng tồn tại trong suy tính của Trump. "Ông ấy nói đó là một gă xấu xa và chúng ta phải làm ǵ đó".
Sau cái chết của Soleimani, các quan chức Mỹ tại Iraq đă chuẩn bị đối phó với những phương án trả đũa của Iran, có thể là tấn công trực tiếp hoặc lệnh trục xuất từ chính phủ Iraq.
Graham cho biết Trump mô tả đây là "một vấn đề khó khăn", và Thượng nghị sĩ cũng đồng t́nh với Tổng thống.