01/04/20
BAGHDAD, Iraq (NV) – Hôm 4 Tháng Giêng, 2020, trong lúc hàng ngàn người Iran đưa tang Tướng Qassem Soleimani, bị Hoa Kỳ hạ sát hôm 2 Tháng Giêng, hăng tin Reuters công bố nhiều chi tiết mới liên quan đến âm mưu tấn công sát hại người Mỹ, t́nh nghi là do ông Soleimani vạch ra.
Dân Iran biểu t́nh - Atta Kenare/AFP/Getty Images
Chính v́ âm mưu này mà Hoa Kỳ không kích tiêu diệt Soleimani. Như lời Tổng Thống Mỹ Donald Trump: “Nhiều vụ tấn công hiểm ác xắp xảy ra nhắm vào các nhà ngoại giao và binh lính Hoa Kỳ, nhưng chúng ta đă ngăn chặn ông ta ngay tại trận.”
Hai viên chỉ huy dân quân và hai nguồn tin an ninh vừa cho hăng tin Reuters biết về một cuộc họp ở Baghdad hồi Tháng Mười năm ngoái, giữa ông Soleimani với vài thủ lĩnh bán quân sự Iraq, tất cả đều là đồng minh của Iran.
Trong số đó có ông Abu Mahdi al-Muhandis. Ông này cũng thiệt mạng trong vụ không kích đêm Thứ Năm, 2 Tháng Giêng.
Vào thời điểm cuộc họp diễn ra, báo chí đưa đầy tin tức về những cuộc biểu t́nh rầm rộ chống chính phủ ở Iraq, trong đó hàng trăm người biểu t́nh thiệt mạng.
Những cuộc biểu t́nh này nổ ra một phần là do người dân Iraq tức giận chuyện Iran can thiệp vào chính trị cũng như các lực lượng an ninh Iraq.
Do đó, ông Soleimani ra lệnh cho dân quân, vốn là kẻ thù từ lâu của Mỹ, tăng cường tấn công các mục tiêu Mỹ, với mục đích là hướng dư luận cũng như sự bất b́nh của người dân Iraq sang phía Mỹ.
Iran đă phủ nhận có dính líu đến những vụ tấn công các mục tiêu Mỹ, nhưng theo những nguồn tin nói trên, nhóm của ông Muhandis được chọn để dẫn đầu chiến dịch này.
Trước đó, vài vụ tấn công đă xảy ra. Một nguồn tin quân sự Mỹ cho hay, qua phân tích vũ khí tối tân của những kẻ tấn công, những vụ tấn công đó có liên hệ với Iran.
Trở lại với vụ không kích của Mỹ đêm Thứ Năm, lúc này, t́nh h́nh Trung Đông vẫn hết sức căng thẳng.
Hôm Thứ Bảy, 4 Tháng Giêng, hàng ngàn người đưa tang ông Suleimani và ông Muhandis ở Iraq. Đoàn đưa tang khởi hành ở thành phố Kerbala và kết thúc ở thành phố Najaf, nơi chôn cất ông Muhandis cùng những người Iraq khác thiệt mạng trong vụ không kích.
Một người trong đoàn đưa tang nói với Reuters: “Chúng tôi thề với họ là sẽ đi theo con đường của họ đến khi chúng tôi tống cổ quân chiếm đóng ra khỏi lănh thổ thiêng liêng của Iraq.”
Thi thể ông Soleimani sẽ được đưa về tỉnh Khuzestan, miền Tây Nam Iran, giáp biên giới Iraq.
Theo báo chí Iran, Chủ Nhật, 5 Tháng Giêng, thi thể ông Soleimani sẽ được đưa đến thành phố Mashhad ở Đông Bắc Iran, rồi từ đó, chuyển đến Tehran trước khi đem về chôn cất ở quê nhà của ông là Kerman, Đông Nam Iran, vào Thứ Ba tới.
Trong khi đó, tại Tehran, nhiều người, cả già lẫn trẻ, xuống đường hôm Thứ Bảy để bày tỏ ḷng tiếc thương ông Soleimani và phản đối Mỹ.
Họ đốt cờ Mỹ và cờ Israel, giương cao h́nh ông Soleimani và hô to “Mỹ phải chết.”
Ông Moulayi, một người biểu t́nh, nói: “Điều duy nhất chúng tôi mong các lănh đạo cũng như thủ lĩnh tối cao của chúng tôi làm là trả thù, cho dù lấy danh nghĩa ǵ cũng được, hoàn cảnh nào cũng được, miễn là càng ác liệt càng tốt.”
C̣n bà Mohammadian, một người biểu t́nh khác, nói: “Chúng tôi muốn họ trả thù ác liệt. Chúng tôi muốn họ đấm mạnh vào miệng bọn chúng v́ bọn chúng đă sát hại vị tướng rất quan trọng của chúng tôi.”
Hôm Thứ Sáu, thủ lĩnh tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cũng đă thề sẽ trả thù ác liệt và công bố ba ngày quốc tang cho ông Soleimani.
Tại Washington, nhiều người cũng xuống đường biểu t́nh lên án vụ không kích giết chết ông Soleimani. Vụ không kích được thực hiện đêm Thứ Năm, do Tổng Thống Trump ra lệnh.
Người biểu t́nh ở Washington, DC, hôm 4 Tháng Giêng -Andrew Caballero-Reynolds/AFP/Getty Images
Hàng trăm người biểu t́nh tập trung phía trước Ṭa Bạch Ốc rồi tuần hành đến Khách Sạn Quốc Tế Trump cách đó không xa.
Họ giương biểu ngữ viết “Phản đối chiến tranh hoặc cấm vận Iran!” và “Mỹ phải rút quân khỏi Iraq!”
Những cuộc biểu t́nh tương tự cũng diễn ra tại New York, Chicago và nhiều thành phố khác của Mỹ.
Người biểu t́nh cũng phản đối quyết định của Tổng Thống Trump gửi thêm hơn 3,000 quân đến Trung Đông giữa lúc căng thẳng với Iran tăng cao.
(Th.Long)
NV