Sự đối đầu lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc mới chỉ bắt đầu? Đúng vậy, việc leo thang căng thẳng của Bắc Kinh với Mỹ tiềm ẩn rủi ro làm xấu đi tình hình kinh tế vốn đã mong manh, biện pháp hạn chế đầu tư có thể tác động xấu đến kế hoạch đảm bảo phát triển những công nghệ cần thiết.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Bloomberg
Theo Bloomberg, trong lá thư gửi đến Nhà Trắng trong lúc ký kết thỏa thuận thương mại vào ngày thứ Tư tại Nhà Trắng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề nghị Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến hành các biện pháp để tăng cường sự tin cậy hai bên cũng như sự hợp tác giữa hai quốc gia.
Điều này sẽ không dễ dàng: Ngoài thỏa thuận thương mại, Mỹ và Trung Quốc đang đối đầu về nhiều vấn đề, từ công nghệ cho đến nhân quyền và tranh chấp về lãnh thổ.
Chỉ mới trong tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo nói với giới điều hành doanh nghiệp tại thung lũng Silicon rằng Mỹ đang đối đầu với thách thức từ Trung Quốc, việc giải quyết điều đó cần đến kỹ năng và tinh thần đổi mới của người Mỹ.
Việc trở lại tình thế đối đầu sẽ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến Trung Quốc và cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong ngắn hạn, việc leo thang căng thẳng với Mỹ tiềm ẩn rủi ro làm xấu đi tình hình kinh tế vốn đã mong manh, cùng lúc đó, các biện pháp hạn chế đầu tư có thể tác động xấu đến kế hoạch đảm bảo phát triển những công nghệ cần thiết với tăng trưởng kinh tế.
Đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, việc không hàn gắn được quan hệ với Mỹ sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế của ông tại Trung Quốc.
Nhà đồng sáng lập quỹ nghiên cứu Trivium China, ông Trey McArver, nhận xét: “Xét trên bình diện quốc gia, quan hệ với Mỹ là mối quan hệ song phương quan trọng nhất và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát đi thông điệp rõ ràng rằng ông sẽ chịu trách nhiệm ngay từ đầu. Ông chịu áp lực phải làm tốt”.
Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã định nghĩa về một mối quan hệ thành công. Ngay cả trước khi lên vị trí hàng đầu Trung Quốc vào năm 2012, ông đã kêu gọi về mối quan hệ mới giữa các nước lớn, hai cường quốc tôn trọng quyền lợi cốt lõi của nhau và bỏ đi quan điểm trò chơi tổng bằng không.
Chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ sau khi vận động tranh cử Tổng thống Mỹ với tuyên bố “nước Mỹ là số 1”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cố gắng khẳng định mình như một người bảo vệ thương mại tự do tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Thụy Sỹ. Không lâu trong năm đó, ông tuyên bố rằng Trung Quốc đang bước đến vị trí trung tâm của thế giới, ông đồng thời phác thảo kế hoạch đưa Trung Quốc thành cường quốc toàn cầu vào năm 2050.
Tổng thống Trump tuy nhiên đã cố gắng gạt bỏ các kế hoạch trên. Động thái tăng thuế với hàng nhập khẩu Trung Quốc của ông đã làm gián đoạn sự phát triển của mô hình kinh tế theo định hướng xuất khẩu của Trung Quốc, nó đẩy nhanh sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu khi mà các nhà sản xuất chi phí thấp tìm kiếm nơi khác để mở nhà máy.
Đồng thời chính Tổng thống Trump cũng đã khởi động việc chặn Huawei và nhiều công ty công nghệ khác hiện vẫn đang còn phụ thuộc vào doanh nghiệp Mỹ để mua được nhiều loại linh kiện quan trọng.
VietBF@ sưu tầm.