Đó là Hakan Sukur. Anh đă ghi bàn thắng nhanh nhất từ trước tới nay tại World Cup khi ghi bàn trong ṿng chưa đầy 11 giây cho Thổ Nhĩ Kỳ trong trận gặp Hàn Quốc năm 2002. Vậy mà giờ đây anh lại làm nghề 'xe ôm'
Thay v́ tận hưởng sự nghỉ hưu thoải mái như một anh hùng thể thao, Sukur hiện lái Uber ở Mỹ.
Cựu tiền đạo này đă ghi 51 bàn trong 112 lần ra sân cho đội tuyển Thổ Nhĩ Kỳ, điều này giúp anh trở thành cầu thủ ghi bàn hàng đầu mọi thời đại. Từ năm 1987 đến trước khi giải nghệ năm 2008, Sukur chơi cho các CLB Galatasaray (Thổ Nhĩ Kỳ), Inter Milan (Italy) và Blackburn Rovers (Anh).
Hakan Sukur từng là cầu thủ nổi tiếng. Nguồn: CNBC.
Sau khi từ giă bóng đá, Sukur đă đi vào con đường chính trị, giành được một ghế trong quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là thành viên của Đảng Công lư và Phát triển – phe cánh hữu của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan vào năm 2011. Tổng thống Erdogan thậm chí c̣n được cho là đă tham dự đám cưới của Sukur với người vợ đầu tiên Esra, người đă chết trong trận động đất năm 1999.
Tuy nhiên, Sukur bị cáo buộc là có quan hệ với học giả Hồi giáo Fethullah Gülen, một người chống đối ông Erdogan. Cựu siêu sao bóng đá buộc phải rời bỏ chiếc ghế ở quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông đến Palo Alto (California, Mỹ) hồi năm 2015 và mở một quán cà phê tại đây. Tuy nhiên cuộc sống của gia đ́nh Sukur tại Mỹ bị xáo trộn vào năm 2016, khi một cuộc đảo chính nổ ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Tổng thống Erdogan cáo buộc học giả Gülen đứng sau giật dây cuộc đảo chính này.
Thổ Nhĩ Kỳ phát lệnh truy nă Sukur v́ có quan hệ với Gülen. Anh ta bị báo chí nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc là "sống cuộc sống thượng lưu" với tư cách là "thành viên chạy trốn của Tổ chức khủng bố Fetullah (FETO)".
Cha của ông Sermet, vẫn sống ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm đó, đă bị bắt và bỏ tù gần một năm. Cơ quan điều tra Andolu của Thổ Nhĩ Kỳ phát đi báo cáo rằng Sukur đang sống trong một ngôi nhà trị giá 3 triệu đô la trong "khu vực giàu có nhất của khu vực vịnh San Francisco".
"Tôi đă mất tất cả”, Sukur bức xúc. Ông cho biết sau thời điểm chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ phát lệnh truy nă, rất nhiều kẻ lạ mặt đến quán cà phê của ông ở Mỹ quấy rối khiến công việc kinh doanh trở nên khó khăn.
CNBC đă liên lạc với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không nhận được b́nh luận nào tại thời điểm viết bài. Ở tuổi 48 tuổi, Sukur cho biết anh kiếm sống bằng cách lái Uber và bán sách. “Tôi không c̣n ǵ, Erdogan lấy tất cả mọi thứ: quyền tự do của tôi, quyền tự do ngôn luận và quyền làm việc”, ông chia sẻ.
VietBF@ sưu tầm.