Nếu là tín đồ của món lẩu thì bạn cần tránh những sai lầm tai hại này. Những thói quen dưới đây khiến do niêm mạc dạ dày, hệ tiêu hóa của bạn chịu nhiều tác động dễ gây ra bệnh cho đường tiêu hóa.
Không ăn lẩu quá nóng hại niêm mạc dạ dày và vòm họng
Ăn lẩu quá lâu
Thói quen ăn uống của người Việt chúng ta thường có thói quen ngồi "lai rai", vừa ăn vừa nói chuyện nên thường ăn lâu và ăn nhiều hơn bình thường. Thói quen này, sẽ khiến cho dạ dày của bạn sẽ phải làm việc liên tục hết công suất trong thời gian dài, có thể mấy tiếng một lúc nên dễ rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tăng lượng cholesterol trong máu.
Ngoài ra, thói quen ăn lâu sẽ khiến cho thực phẩm bị phân hủy vitamin, dẫn tới ung thư.
Ăn lẩu quá nóng
Khi ăn lẩu ai cũng thường nấu cho nước lẩu thật nóng rồi mới bỏ thức ăn vào, bởi đa số mọi người nghĩ rằng, ăn lẩu phải nóng, nhìn nồi nước lúc nào cũng phải sôi sùng sục, vừa gắp ra phải ăn ngay mới ngon và không lo bị đau bụng. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì đồ ăn vừa được gắp ra từ nồi lẩu có nhiệt độ hơn 100 độ C sẽ dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản của bạn.
Ăn chua cay quá mức
Khi đi ăn lẩu thói quen của nhiều người là phải chua cay mới ngon nhất là món lẩu Thái. Nhưng trên thực tế nếu ăn quá chua cay sẽ ảnh hưởng lớn đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.
Bởi vị chua, cay tác động lên niêm mạc dạ dày, nhẹ thì đau dạ dày, nặng thì gây phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày. Chính vì vậy, khi ăn lẩu bạn không nên ăn quá chua hoặc quá cây dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, hối hận không kịp.