Tiệm bánh ngọt người Việt ở Little Saigon do Davion Trần và Nathan Vương, hai chàng trai gốc Việt làm chủ tọa lạc tại thành phố Fountain Valley, một nơi có nhiều người gốc Việt định cư, là tiệm bánh Paderia Bakehouse với nhiều loại bánh kiểu Mỹ và Âu Châu rất hấp dẫn.
Từ trái, anh Nathan Vương, đầu bếp Ngọc Trần và anh Davion Trần, ba nhân vật chính của Paderia Bakehouse. (H́nh: Thiện Lê)
Điều ǵ khiến họ nhảy vào con đường kinh doanh ẩm thực?
Anh Nathan bắt đầu câu chuyện của ḿnh từ thời niên thiếu: “Tôi và Davion quen nhau từ thời trung học đệ nhất cấp, rồi học cùng trường trung học đệ nhị cấp, nhưng không chơi chung với nhau nhiều.”
“Sau khi tốt nghiệp đại học, chúng tôi gặp lại nhau tại một buổi tiệc của một người bạn. Chúng tôi kết nối lại với nhau và biết rằng cả hai đều có ư tưởng kinh doanh,” anh kể.
Có ư tưởng nhưng mù mờ về ẩm thực
Nathan cho biết cả hai người lúc đó đều thay đổi rất nhiều so với thời trung học, nhưng hợp nhau v́ ư tưởng kinh doanh và đều muốn có một sản phẩm mới lạ. Trong khi đó, nghề nghiệp của cả hai không dính dáng ǵ đến ẩm thực. Anh Nathan theo ngành thiết kế nội thất, c̣n anh Davion theo ngành thể h́nh.
Sau khi gặp nhau, cả hai mất gần ba năm trời để thảo luận, phát triển ư tưởng của ḿnh, và tạo ra thương hiệu Paderia.
Các loại bánh cookie. (H́nh: Paderia cung cấp)
“Chúng tôi hoàn toàn không có kinh nghiệm trong ngành ẩm thực, nhưng tôi cho rằng điều đó làm ḿnh độc đáo, có thể nh́n được thị trường tốt hơn và có thể tạo ra các sản phẩm mới, chưa ai làm bao giờ,” anh Nathan chia sẻ.
Anh Davion tiếp lời, cũng nhờ quen một số người có kinh nghiệm và được họ chỉ dạy nên dần dà cả hai hiểu biết thêm. “Chúng tôi nghĩ ḿnh có một ư tưởng hay và dám liều lĩnh theo đuổi nó,” anh nói.
Trong gần ba năm phát triển ư tưởng mở tiệm bánh, hai người không gặp nhiều khó khăn về tài chánh, nhưng rất đau đầu v́ không biết ư tưởng có thành công được hay không.
“Nhiều khi trong đầu nghĩ th́ hay, bạn bè và gia đ́nh cũng nghĩ hay, nhưng đến khi mở tiệm bán cho khách th́ không biết ra sao. V́ vậy, chúng tôi rất đau đầu để cân nhắc liệu ḿnh có chọn đúng thị trường để nhảy vào hay không,” anh Nathan cho biết.
Đông khách v́… mở cửa sớm
Bánh masalada, một loại bánh đắt khách của Paderia Bakehouse. (H́nh: Paderia cung cấp)
Đến Tháng Tư, 2017, Paderia Bakehouse chính thức khai trương ở Fountain Valley.
Tuy vậy, anh Nathan kể mọi chuyện không suôn sẻ như ḿnh muốn v́ điều khiển một tiệm bánh mới rất khó, anh và Davion lại không có nhiều kinh nghiệm nên cả hai người ngày nào cũng phải vừa làm vừa học.
“Chúng tôi phải học rất nhiều, và phải thay đổi từ cách kinh doanh, cách bán hàng. Không chỉ vậy, chúng tôi c̣n phải giúp nhân viên làm việc tốt hơn và chỉnh sửa các sản phẩm cho ngon hơn,” anh kể.
Đối với nhiều thực khách, nét đặc biệt của Paderia Bakehouse là giờ mở cửa từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều và họ cho rằng điều này rất lạ. Tại sao tiệm bánh lại mở cửa và đóng cửa sớm như vậy?
Anh Davion giải thích: “Châm ngôn của chúng tôi là làm việc theo căn bản như các tiệm bánh ở Âu Châu. Họ mở cửa rất sớm để làm các loại bánh mới, nóng hổi, nhưng chỉ làm một số lượng vừa đủ thôi, bán hết là đóng cửa tiệm để lúc nào cũng bán cho khách bánh mới nhất, không hề bán bánh cũ.”
Bánh trứng kiểu Bồ Đào Nha. (H́nh: Paderia cung cấp)
“Chúng tôi muốn dùng cách bán đó cho Paderia. Ban đầu, khách không hiểu tại sao tiệm này lại mở cửa vào giờ này. Tuy nhiên, nếu quư vị đến các thành phố như New York và San Francisco, sẽ thấy nhiều tiệm bánh cũng làm việc theo kiểu Âu Châu như chúng tôi. Nhờ cách làm này, chúng tôi ít lăng phí thức ăn hơn những tiệm khác và giữ được phẩm chất của các món ăn,” anh chia sẻ.
Ngoài hai ông chủ trẻ gốc Việt th́ Paderia c̣n có đầu bếp chính cũng là người gốc Việt, đó là cô Ngọc Trần.
“Tôi tốt nghiệp trường ẩm thực, sau đó học thêm ngành phục vụ khách hàng và chính thức làm nghề đầu bếp đến nay được bốn năm,” cô Ngọc chia sẻ về việc chọn nghề đầu bếp.
“Tôi rất thích các loại bánh ngọt và rất thích làm bánh. Ban đầu, tôi định làm đầu bếp nhà hàng, nhưng cuối cùng chọn làm bánh v́ thích sự thoải mái sáng tạo,” cô nói thêm.
Kỳ công một mẻ bánh
Tại Paderia Bakehouse, thực khách có thể thưởng thức các loại bánh như malasada hay c̣n gọi là donut kiểu Bồ Đào Nha, bánh cookie kiểu Mỹ, các loại bánh cheesecake, cũng như các loại trà và cà phê độc đáo.
Khách xếp hàng mua bánh của Paderia Bakehouse. (H́nh: Paderia cung cấp)
Tuy không thể tiết lộ nhiều thông tin về bí quyết của tiệm, anh Davion cho biết cách làm bánh rất kỹ là lư do tại sao tiệm của ḿnh lại mở cửa vào giờ “lạ” như vậy.
Theo anh, một mẻ bánh phải mất khoảng hai ba ngày để làm, nên chỉ bán một số lượng cố định.
“Khi hết bánh, dù khách có thèm đến mức nào th́ chúng tôi cũng không thể nào chạy vào bếp và làm liền một mẻ mới được v́ tốt rất nhiều thời gian,” anh nói.
Bánh của Paderia Bakehouse ngon không chỉ phụ thuộc vào cách làm kỹ lưỡng, mà c̣n nhờ vào các vật liệu cao cấp.
Hai anh Nathan và Davion cho biết họ phải nhập một số vật liệu từ Úc đến. Ngoài ra, để làm được loại bánh cookie nhân chocolate và hồ đào, tiệm bánh này phải mua chocolate của Bỉ để có vị đắng và vị ngọt vừa đúng.
Đội ngũ nhân viên của Paderia bận bịu làm việc. (H́nh: Paderia cung cấp)
Một loại bánh mới xuất hiện trên thực đơn của Paderia Bakehouse trong thời gian gần đây là bánh trứng kiểu Bồ Đào Nha, với lớp vỏ có nhiều lớp mỏng như bánh croissant. Quá tŕnh làm không dễ chút nào, v́ phải làm bột trước, sau đó để bột ủ, rồi phải xếp từng lớp bột với bơ trong từng lớp như croissant và c̣n phải làm thêm kem trứng, mất tổng cộng hai ngày để làm một mẻ.
Chính v́ cách làm kỹ như vậy, nên Paderia Bakehouse tuy mới xuất hiện ở Orange County hơn hai năm, nhưng chinh phục được nhiều thực khách.
Anh Davion cho biết v́ khách đ̣i mở cửa lâu hơn quá nhiều nên tiệm phải mở cửa thêm từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối vào những ngày cuối tuần, riêng Thứ Hai đóng cửa.
Hai ông chủ trẻ cho hay, Paderia Bakehouse đang có kế hoạch khai trương thêm hai chi nhánh ở Santa Monica và Irvine, mỗi tiệm sẽ có nét độc đáo riêng, khác với tiệm gốc ở Fountain Valley. (Thiện Lê)