Giá đỗ mát và bổ nhưng tuyệt đối không được ăn theo cách này kẻo ngộ độc. Giá đỗ chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng là loại thực phẩm dễ nhiễm độc và gây hại cho một số đối tượng.
Ăn giá đỗ sống dễ ngộ độc
Giá đỗ thường làm ở nhiejet độ 30-35 độ C. Đây là môi trường lư tưởng cho các loại vi sinh vật phát triển. Nếu chưa rửa sạch giá và ăn sống dễ dẫn đến việc bị ngộ độc. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh ăn giá đỗ sống.
V́ vậy, khi ăn giá mọi người nên rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối, chần qua nước sôi.
Không xào giá đỗ cùng gan
Giá đỗ nhiều vitamin C trong khi đó gan động vật chứa nhiều đồng và sắt. Khi nấu chung hai món này, vitamin C sẽ bị hai khoáng chất trên làm oxy hóa, gần như không c̣n dinh dưỡng.
Không ăn khi bụng đói
Giá đỗ mát và lành tính nhưng những người có biểu hiện chân tay lạnh, đau như chân tay, đi ngoài phân lỏng không nên ăn. Tính hàn trong giá đỗ sẽ làm bệnh càng thêm nặng.
Đặc biệt, ăn giá đỗ khi đói sẽ không tốt cho dạ dày.
Ngoài ra, giá đỗ có khả năng giải độc, làm giảm tác dụng của một số loại thuốc. Do đó, nếu đang uống thuốc, bạn nên hạn chế ăn giá đỗ.
Không ăn giá đỗ thường xuyên
Giá đỗ chứa nhiều dinh dưỡng. Cứ 100g giá đỗ có 5,5g protid, 5,3 glucid, 38g Ca, 91mg P, 1,4mg Fe, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C, 15 - 25mg vitamin E và 44 calo.
Tuy nhiên, mọi người không nên ăn quá 550g giá sống/ngày.
Cách phân biệt giá sạch và giá nhiễm hóa chất
Giá đỗ dùng thuốc kích thích thường có cọng ngắn, mập, tắng, không có hoặc ít rễ, hạt mầm thường nhỏ. Khi xào giá sẽ ra nhiều nước và không có mùi thơm của đậu.
Giá được nuôi trồng tự nhiên sẽ có rễ dài, thân không mập, khi bấm vào thân có độ gịn, xào không ra nước và có vị thơm của đậu.