Thông thường một người mang mầm bệnh virus corona chủng mới (Covid-19) thông thường có thể truyền bệnh cho 2-3 người, nhưng cũng có một số trường hợp có thể lây cho nhiều người hơn và với tốc độ nhanh chóng hơn.
Ông Steve Walsh - người “siêu lây nhiễm” virus corona tại Anh (Ảnh: Sky News)
Dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc từ cuối năm ngoái. Một trong những lư do khiến chiến dịch ngăn chặn dịch bệnh c̣n gặp nhiều thách thức là bởi giới khoa học vẫn chưa thể hiểu hết về loại virus này. Một trong những vấn đề gây lo ngại về dịch virus corona là những trường hợp “siêu lây nhiễm”.
Một người nhiễm virus corona chủng mới có thể không lây truyền sang người khác hoặc lây truyền trung b́nh cho từ 2-3 người, nhưng có những người có thể lây cho nhiều người và với tốc độ nhanh hơn.
Ví dụ rơ nhất là một người đàn ông quốc tịch Anh sau khi nhiễm Covid-19 đă lây truyền cho 11 người khác sau một cuộc họp kinh doanh tại khách sạn Grand Hyatt ở Singapore.
“Người siêu lây nhiễm” là ǵ?
Giáo sư Singapore Tikki Pangestu cho biết “siêu lây nhiễm” đề cập đến một người nhiễm bệnh, đến nhiều nơi và lây truyền virus sang nhiều người ở nhiều nơi khác nhau. Các dịch bệnh thường có những trường hợp bị coi là “siêu lây nhiễm”. Các nghiên cứu cho thấy, các trường hợp siêu lây nhiễm cũng xuất hiện ở các dịch do virus corona gây ra như SARS, MERS.
Leong Hoe Nam, một chuyên gia về bệnh lây nhiễm tại Elizabeth Novena Specialist Centre, cho biết một bệnh nhân bị coi là “siêu lây nhiễm” khi truyền bệnh cho ít nhất 5-10 người khác. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, hiện vẫn chưa có đầy đủ thông tin để xác định lư do tại sao một số bệnh nhân có thể “siêu lây nhiễm” trong khi những người khác th́ không.
Trả lời phỏng vấn hăng tin Channel News Asia mới đây, giáo sư Pangestu cũng nhấn mạnh, truyền nhiễm cho trung b́nh 2-3 người chỉ là con số ước tính dựa trên các dữ liệu sẵn có về Covid-19.
“Rất khó để tính toán (số người trung b́nh mà một bệnh nhân có thể lây truyền), đặc biệt là trong t́nh h́nh thay đổi từng ngày như hiện nay. Một bệnh nhân có thể lây bệnh cho 100 người, nhưng cũng có trường hợp không lây nhiễm cho ai”, ông Pangestu, cựu giám đốc bộ phận hợp tác và chính sách nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, b́nh luận.
Tại sao người siêu lây nhiễm truyền bệnh cho nhiều người?
Khác sạn Grand Hyatt (Singapore), nơi diễn ra sự kiện hồi cuối tháng 1 được cho là có "bệnh nhân số 0" phát tán virus corona ra ít nhất 5 nước. (Ảnh: Reuters)
Hiện chưa có câu trả lời chắc chắn cho vấn đề này, song một số chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đă chỉ ra một số nguyên nhân lư giải cho việc tỷ lệ truyền nhiễm ở một số bệnh nhân cao hơn b́nh thường.
Ooi Eng Eong, Phó giám đốc Chương tŕnh bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Duke-NUS, cho biết một lư do đơn giản có thể kể đến là thói quen và giao tiếp xă hội của người bệnh. Ví dụ, người bệnh lấy tay che miệng khi ho, sau đó không rửa tay và tiếp tục bắt tay người khác, chia sẻ đồ ăn… “Lây chéo có thể từ đó mà ra”, chuyên gia Eong nói.
Một lư do khác nữa là “người siêu lây nhiễm” nhiễm một lượng virus lớn do hệ thống miễn dịch kém, sau đó họ phát tán ra một lượng lớn virus khiến nhiều người khác lây nhiễm, chuyên gia Leong lư giải.
Chuyên gia Eong nói, các trường hợp “siêu lây nhiễm” có thể lư giải bằng các yếu tố sinh học, nhưng có lẽ các nhà nghiên cứu chưa thể t́m ra câu trả lời trong tương lai gần. “Chúng ta vẫn chưa hiểu biết đầy đủ và tôi cho rằng giới khoa học vẫn chưa thể t́m ra câu trả lời v́ số lượng bệnh nhân (siêu lây nhiễm) như vậy vẫn rất nhỏ. Khi số lượng nhỏ như vậy, các nhà khoa học sẽ không thể biết liệu những ǵ họ t́m thấy là t́nh cờ hay thực tế”, ông Eong cho biết.
Về việc liệu một sự kiện "siêu lây nhiễm" có dễ xảy ra hay không khi virus lan truyền qua biên giới, xâm nhập vào một môi trường mới, giáo sư Pangestu nói rằng không có bằng chứng nào chứng minh điều đó. Sự kiện siêu lây nhiễm có thể xảy ra nếu những người xung quanh các bệnh nhân siêu lây nhiễm dễ nhiễm bệnh như người già, trẻ nhỏ hay những người đề kháng kém.
VietBF © sưu tầm