Liên minh châu Âu (EU) đang sống trong nỗi sợ hăi về một cuộc khủng hoảng di cư mới, vốn từng ám ảnh "lục địa Già" cách đây 5 năm với ḍng người ồ ạt khi đó lên tới hơn 1 triệu người từ khu vực Trung Đông-Bắc Phi đổ về các nước tuyến đầu, khiến Tổng thống Erdogan lại dùng biện pháp di dân để gây sức ép buộc Bruxelles can thiệp vào vấn đề Syria. Mặt khác, tổng thống Erdogan đến Matxcơva họp với đồng nhiệm Nga Putin về thiệt hại bên phía quân đội Thổ Nhĩ Kỳ do bị quân đội Syria, được không quân Nga yểm trợ, tấn công ở Iblib, Syria.
Ḍng người tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ đổ về cửa khẩu Pazarakule, ở Edirne giáp với Hy Lạp. Ảnh: AP
Trong bài xă luận, Le Monde nhận định, việc sử dụng thường dân khốn quẫn làm phương tiện gây sức ép trong tương quan lực lượng quốc tế không phải là điều mới mẻ, nhưng dùng di dân để đổi chác với Liên Hiệp Châu Âu, theo cách mà Ankara đang làm, th́ tổng thống Erdogan đă vượt qua giới hạn liêm sỉ.
Thông điệp đưa ra rất rơ : Thổ Nhĩ Kỳ có thể lập lại kịch bản năm 2015, khi có đến một triệu người Syria, trốn nội chiến, băng qua Thổ Nhĩ Kỳ đến biên giới với Liên Hiệp Châu Âu dẫn đến một cuộc khủng hoảng di dân, an ninh và chính trị với làn sóng bài di dân lan rộng và phong trào dân túy trỗi dậy.
Ankara không ngại sử dụng một số tiểu xảo như thổi phồng số lượng di dân, thông báo rộng răi mở cửa biên giới với Liên Hiệp Châu Âu, thậm chí « tạo điều kiện » bằng cách điều xe ca chở di dân đến biên giới… Mục đích của chính quyền tổng thống Erdogan là gây hỗn loạn như từng xảy ra trước đó, để chia rẽ và gây bất ổn cho 27 nước, công luận lên tiếng chỉ trích, tạo đà cho khuynh hướng dân túy trỗi dậy.
Nhưng mục tiêu sâu xa, theo xă luận của Le Monde, là Thổ Nhĩ Kỳ muốn tái thương lượng thỏa thuận kư với Bruxelles năm 2016 : Khoản tiền tài trợ cho di dân, thay v́ chuyển cho các tổ chức phi chính phủ, sẽ phải chuyển cho chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Dĩ nhiên, Liên Hiệp Châu Âu quan ngại, nhưng vẫn theo xă luận của Le Monde, đây là cơ hội để 27 nước thể thiện bốn điểm : đoàn kết, cứng rắn, thực tế và nhân đạo.
Thứ nhất, phải đoàn kết về tài chính và chính trị đối với Hy Lạp và Bulgari, hai nước trên tuyến đầu đối phó với hiện tượng này. Thứ hai, phải cứng rắn trước ư đồ đổi chác của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi nước này cũng phải giải quyết hậu quả nhân đạo do can thiệp quân sự vào Syria và ngừng chơi tṛ nước đôi giữa NATO và Nga. Thứ ba là phải thực tế và nhớ rằng quan hệ về địa lư và lịch sử biến Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác bắt buộc của Liên Hiệp Châu Âu. Thứ tư là phải nhân đạo v́ Liên Hiệp Châu Âu sẽ không xứng danh tên gọi đó nếu không tham gia vào việc tiếp nhận di dân.
Bài xă luận của Le Monde kết luận chưa bao giờ, v́ sự trường tồn của Liên Hiệp Châu Âu, tầm quan trọng trong việc chia sẻ người xin tị nạn và việc cần có một chiến lược chung về vấn đề di dân lại cấp thiết đến như vậy.
Quá tải, Hy Lạp yêu cầu tăng viện
Trong bài phóng sự « Người nhập cư : Athens kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu tương ái », phóng viên của Le Monde cho biết Hy Lạp đă đẩy lùi hơn 24.000 ư đồ vượt biên vào nước này từ thứ Bẩy 29/02 đến thứ Hai 02/03, 183 người bị bắt trong đó có 17 người đă bị kết án từ 3 đến 4 năm tù và phạt 10.000 euro.
Trong khi đó, theo thỏa thuận kư với Bruxelles năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ có trách nhiệm kiểm soát làn sóng nhập cư đến Hy Lạp. Quốc gia Nam Âu này, từ vài ngày nay, bị quá tải, đă yêu cầu Cơ quan Kiểm soát Biên giới Frontex, tăng viện. Một tầu chiến, hai tầu tuần tra, hai máy bay trực thăng, một máy bay, thêm 100 lính biên pḥng châu Âu đến hỗ trợ cho 530 người đă có mặt tại chỗ, đă được gửi đến thực địa. Như vậy, theo Les Echos : « Di dân : Châu Âu quyết định bảo vệ biên giới Hy Lạp ». Đây cũng là nhận định của Le Figaro khi đưa tin : « Khối 27 nước tổ chức cách hỗ trợ Hy Lạp ».