Có khác biệt rất rơ rệt trong lệnh phong tỏa của Trung Quốc và Italy. Italy ban hành lệnh cấm di chuyển toàn quốc ngày 9/3 nhằm ngăn Covid-19, tuy nhiên biện pháp phong tỏa của nước này không quyết liệt như Trung Quốc.
Cảnh sát và binh sĩ Italy kiểm tra hành khách lên tàu rời Milan ngày 9/3. Ảnh: AP.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte kư thông qua luật yêu cầu dân chúng ở nhà đến ngày 3/4, dừng di chuyển trên toàn quốc trừ lư do khẩn cấp hoặc vấn đề sức khỏe. Mọi hoạt động tập trung đông người bị cấm và toàn bộ trường học phải lập tức đóng cửa.
Khoảng 60 triệu người Italy bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa. Trước đó, Italy ban hành lệnh phong tỏa toàn bộ vùng Lombardy và một phần vùng Veneto, Piedmont, Emilia-Romagna và Marche để ngăn Covid-19.
Các biện pháp của Conte phần nào được mô tả là giống với lệnh phong tỏa gần 50 thành phố và 4 tỉnh để ngăn Covid-19 phát tán của giới chức Trung Quốc. Vũ Hán bị phong tỏa ngày 23/1, toàn bộ các chuyến bay đi và đến thành phố bị hủy, giao thông công cộng bị dừng và dân bị hạn chế đi lại. Lệnh hạn chế đi lại của Trung Quốc vẫn c̣n hiệu lực trên toàn quốc.
Khác biệt lớn nhất giữa lệnh phong tỏa tại Trung Quốc và Italy là việc cho phép người nước ngoài ra vào khu vực bị ảnh hưởng. Những nơi áp lệnh phong tỏa ở Trung Quốc cấm các chuyến bay, chuyến tàu và xe khách đường dài đi tới và rời khỏi địa phương. Giới chức Hồ Bắc cấm người nước ngoài rời tỉnh trừ khi quốc gia của họ tổ chức các chuyến bay đưa công dân rời khỏi đây như Mỹ, Đức và Anh.
Trong khi đó, chưa rơ Italy sẽ ban hành lệnh phong tỏa thế nào khi nước này vẫn cho phép người có lư do công việc, nhu cầu y tế hoặc trong trường hợp khẩn cấp di chuyển. Những người cần di chuyển cần điền vào đơn giải thích lư do và mang bên ḿnh. Nếu bị phát hiện gian dối, họ có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù.
Italy đă triển khai lực lượng quân cảnh (Carabinieri), cảnh sát địa phương để giám sát lệnh cấm di chuyển trên cao tốc và các tuyến đường nhỏ hơn. Cảnh sát đường sắt, nhân viên y tế và nhân viên pḥng vệ dân sự giám sát thực hiện lệnh cấm đi lại trên đường sắt. Tuy nhiên, nhiều chuyến bay vẫn đến và đi từ thành phố Milan thuộc vùng Lombardy bất chấp lệnh cấm.
Tại các địa phương Trung Quốc bị phong tỏa, những địa điểm đông người như rạp chiếu phim, chợ trung tâm và các cơ sở giải trí khác phải đóng cửa. Giới chức một số nơi như thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang chỉ cho phép một thành viên trong mỗi gia đ́nh ra ngoài sau hai ngày để mua nhu yếu phẩm.
Trong khi đó, Italy vẫn cho phép các nhà hàng hoặc quán bar có thể mở cửa từ 6h-18h nếu đảm bảo khách hàng ở cách nhau ít nhất một mét. Các trung tâm thương mại vừa và lớn phải đóng cửa vào cuối tuần, các cửa hàng thực phẩm không bị hạn chế thời gian mở cửa.
Chính sách của Thủ tướng Conte cho lănh đạo các địa phương quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa nào. Điều này khác với Trung Quốc khi lănh đạo trung ương điều phối các chính sách toàn quốc và chỉ đạo cấp dưới ở các địa phương thi hành lệnh phong tỏa.
Các địa phương Italy nằm trong "vùng đỏ" bị hạn chế đi lại trước lệnh phong tỏa toàn quốc hôm 9/3. Đồ họa: CNN.
Hệ thống y tế tại Italy có dấu hiệu khủng hoảng v́ Covid-19. Các ca phẫu thuật không khẩn cấp và hoạt động kiểm tra y tế thông thường ở "vùng đỏ", nơi bị cách ly từ trước, đă bị ngừng lại. Người đứng đầu đơn vị ứng phó khủng hoảng vùng Lombardy, Antonio Pesenti, cảnh báo t́nh h́nh "chỉ c̣n cách ngưỡng sụp đổ một bước chân".
Giới chức các địa phương miền nam Italy, nơi có thu nhập thấp hơn khu vực miền bắc, lo ngại hệ thống y tế có nguy cơ bị Covid-19 áp đảo. Thống đốc Sicily Nello Musumeci cảnh báo hệ thống y tế của vùng không thể đối phó tốt với Covid-19 như các địa phương phía bắc, yêu cầu bất cứ ai từ "vùng đỏ" tới ḥn đảo đều phải thông báo cho bác sĩ và tự cách ly.
Chưa rơ dân Italy sẽ chịu đựng lệnh phong tỏa toàn quốc để chống dịch Covid-19 thế nào và họ sẽ hợp tác với chính quyền ra sao. Nhiều người tháo chạy khỏi vùng Lombardy khi nghe tin chính phủ Italy áp lệnh phong tỏa hơn 16 triệu dân.
"Dân Italy quan tâm nhiều đến tự do cá nhân trong khi người Trung Quốc có tính kỷ luật. Dân Italy chưa có ư thức cộng đồng cao, ngay cả ở vùng dịch phía bắc đất nước. Không ai coi trọng vấn đề, không ai đeo khẩu trang và không có dung dịch vệ sinh tay tại nơi công cộng", doanh nhân Pietro Borsano nói.
Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán từ tháng 12/2019, đă xuất hiện tại 115 quốc gia và vùng lănh thổ với hơn 114.000 ca nhiễm, hơn 4.000 ca tử vong và hơn 64.000 người đă hồi phục.
Italy là quốc gia chịu ảnh hưởng từ Covid-19 nặng thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. 21 vùng tại Italy đă ghi nhận Covid-19 với hơn 9.100 ca nhiễm, hơn 460 ca tử vong và hơn 720 ca đă hồi phục.