Kể từ khi đại dịch covid-19 bùng phát tại Châu Âu cũng là lúc liên minh CHâu ÂU phải đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có. Hiện các nước thành viên đă không c̣n thể hiện rơ độ gắn kết từng thấy trước đó trong các quyết sách. Dưới đây là những thông tin cụ thể. Đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở châu Âu đến mức buộc các nước thành viên phải áp dụng những biện pháp chính sách lợi quốc gia và hại liên minh hoặc v́ quốc gia mà bất chấp liên minh. Sau khi cả Hiệp ước Schengen lẫn Thị trường nội địa chung bị vô hiệu hóa trên thực tế, do quyết định đơn phương của các thành viên chứ không phải trên cơ sở quyết sách chung của khối, EU đă phải đưa ra quyết định đau đớn là ngừng hiệu lực của các quy định chế tài chung về tiêu chí ổn định đối với đồng euro. Cụ thể, EU bật đèn xanh cho các thành viên có thể thâm hụt ngân sách và tăng mức độ vay nợ công không giới hạn. Quy định thành viên EU tham gia đồng tiền chung euro trong khuôn khổ Liên minh Kinh tế và tiền tệ EU (EMU) chỉ được phép thâm hụt ngân sách không quá 3% GDP và mức vay nợ công không quá 60% GDP là hai trong số 4 tiêu chí bắt buộc của EMU. Bây giờ bỏ quy định này có nghĩa là EU thả nổi số phận của đồng tiền chung euro và của EMU.
Quyết định này của EU là một trong những cái giá đắt mà EU hiện phải trả cho việc ứng phó dịch bệnh. EU buộc phải hủy hoại, cho dù chỉ nhất thời, nhiều thành tựu phát triển được coi là biểu tượng cho thành công của EU. Điều khiến cho EU đau đớn và lo ngại là dịch bệnh này đă làm bộc lộ rơ sự gắn kết và đoàn kết trong nội bộ EU gần như không thực chất và EU dễ dàng bị các thành viên bỏ rơi như thế nào. Dịch bệnh c̣n cho thấy thành quả phát triển của EU đă đạt được cho tới nay, dù to lớn và quan trọng, đều có thể bị đảo ngược.
|