Các chuyên gia kinh tế nhận định, các biện pháp mạnh mẽ của Chính phủ Mỹ trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 sẽ giúp thị trường việc làm ở nước này có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2020.
Nhận mẫu đơn xin việc làm tại một trạm lưu động để pḥng lây nhiễm COVID-19 tại Hialeah, Florida, Mỹ, ngày 8/4/2020. (Nguồn: AFP)
Các chuyên gia kinh tế của Đại học Michigan nhận định mặc dù dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng cao hơn so với thời kỳ Đại suy thoái, song những biện pháp mạnh mẽ của Chính phủ liên bang và sự cải thiện trong bức tranh y tế công cộng sẽ thúc đẩy sự phục hồi của thị trường việc làm vào nửa cuối năm 2020.
Theo Báo cáo cập nhật về Triển vọng kinh tế Mỹ và bang Michigan giai đoạn 2020-2022 công bố mới đây, các nhà kinh tế ước tính Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Mỹ trong quư II/2020 sẽ giảm 7% so với quư I, và giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ lệ thất nghiệp của nước này dự kiến sẽ ở mức 16% trong tháng 5 và ở mức trung b́nh 14% trong quư II/2020.
Đối với bang Michigan, dự báo c̣n ảm đạm hơn, với tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ tăng lên khoảng 24% trong quư II.
Con số này cao hơn so với thời kỳ suy thoái năm 2009, và vượt mức cao nhất ghi nhận trước đó của bang này, khoảng 16% trong quư IV/1982.
Theo các chuyên gia kinh tế, t́nh trạng suy thoái kinh tế lần này rất khác với những đợt suy thoái trước đây v́ các biện pháp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh khiến nhiều người lao động không thể tiếp tục làm việc.
Các nhà kinh tế nhận định phản ứng của Chính phủ liên bang thông qua các gói kích thích kinh tế khác nhau là "nhanh chóng và tích cực hơn mong đợi".
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và chính quyền tiểu bang và địa phương vẫn sẽ cần nhiều hỗ trợ hơn.
Bản báo cáo trên dự báo “bức tranh” y tế công cộng sẽ cải thiện trong những tuần tới, cho phép nền kinh tế bắt đầu hồi phục vào đầu tháng 6/2020 và tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu giảm.
Mặc dù vậy, các nhà kinh tế không quên cảnh báo về "làn sóng mới” của các ca nhiễm bệnh dịch đang khiến hơn 20.000 người thiệt mạng ở Mỹ.
VietBF © sưu tầm