Đúng đây là “canh bạc bẽ bàng” của Anh. 20 triệu USD cho bộ xét nghiệm Covid-19???
Trước thách thức ngày càng nghiêm trọng của Covid-19, Anh đă “đặt cược tất tay” cho bộ xét nghiệm trị giá 20 triệu USD chỉ để thu lại sự bẽ bàng.
Lời đề nghị đầy rủi ro
Hai công ty của Trung Quốc đă đưa ra cùng một lời đề nghị đầy rủi ro cho phía Anh: Đặt trước ít nhất 20 triệu USD để đổi lấy bộ 2 triệu bộ kit xét nghiệm Covid-19. Giới quan sát nhận định, đây là cái giá khá cao trong khi chưa có ǵ kiểm chứng về mặt công nghệ cho bộ kit này. Hơn nữa, phía Anh sẽ phải trực tiếp lấy hàng từ một cơ sở ở Trung Quốc.
Tương lai nước Anh đang ảm đạm v́ Covivd-19. Ảnh: New York Times
Dù vậy, giới chức Anh vẫn chấp nhận đặt cược vào “canh bạc tất tay này” và thậm chí c̣n công khai cam kết trước người dân rằng, những bộ xét nghiệm sẽ được bán rộng răi tại các hiệu thuốc trong 2 tuần sắp tới.
Thủ tướng Anh Borish Johnson cũng không tiếc lời ca ngợi cách thức xét nghiệm mới này “đơn giản như người ta sử dụng que thử thai” và khẳng định “kit xét nghiệm mới này có tiềm năng trở thành nhân tố thay đổi cục diện diễn biến Covid-19 tại Anh”. Đáng tiếc rằng, điều đó đă không xảy ra như ông kỳ vọng.
Một kết quả nghiên cứu từ pḥng thí nghiệm của Đại học Oxford cho thấy, bộ kit xét nghiệm này không hề đáng tin cậy và gần nửa triệu kit xét nghiệm giờ “nằm phủ bụi” trong kho của pḥng thí nghiệm này. 1,5 triệu kit xét nghiệm c̣n lại cũng chung số phận bị bỏ rơi không thương tiếc.
“Cơn ác mộng” này đă khiến giới chức Anh phải bẽ bàng và hiện đang t́m mọi cách để lấy lại tiền đặt hàng. Giáo sư Peter Openshaw, thành viên Nhóm tư vấn của Chính phủ Anh về t́nh trạng khẩn cấp của các dịch bệnh hô hấp, chia sẻ: “Giờ có lẽ họ đang cuống cả lên. Các chính trị gia Anh đang đứng trước áp lực khủng khiếp từ việc phải bước ra và nói điều ǵ đó tích cực về bộ kit xét nghiệm này”.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng bày tỏ sự cảm thông với Chính phủ Anh trong bối cảnh, giống như nhiều quốc gia khác đang phải vật lộn đối phó với dịch Covid-19, Anh đang rất cần các bộ kit xét nghiệm nhằm hỗ trợ các nhân viên y tế có thể nhanh chóng xác định các ổ dịch để có các biện pháp pḥng ngừa thích hợp.
Đây cùng được coi là “một trụ cột quan trọng” quyết định đến việc một quốc gia có thể sớm mở cửa trở lại hay không để tránh những hệ lụy nghiêm trọng cho cả xă hội và nền kinh tế đất nước trong trường hợp phải thực hiện giăn cách xă hội trong thời gian quá dài.
“Chính phủ các nước không thể dỡ bỏ lệnh phong tỏa nếu không thực hiện đủ các xét nghiệm trên quy mô lớn”, Giáo sư Nicolas Locker tại Đại học Surrey nhận định: “Chừng nào Chính phủ chưa thể tiến hành những xét nghiệm trong cộng đồng, chứng đó chúng ta vẫn phải chấp nhận phong tỏa”.
Ông Boris Johnson phát biểu trên truyền h́nh tại một quán bar vắng người v́ dịch Covid-19. Ảnh: EPA
Sức ép khi bị so sánh
Hơn thế nữa, bộ kit xét nghiệm mà 2 công ty Trung Quốc đề nghị bán cho Chính phủ Anh được coi là “phao cứu sinh” cho giới chức nước này vào thời điểm giữa tháng 3 trước áp lực từ chính người dân về sự chậm trễ thực hiện các biện pháp ửng phó với Covid-19 so với các nước châu Âu láng giềng.
Ông Jeremy Farrar, Giám đốc Quỹ Wellcome – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp tài chính cho các nghiên cứu y tế hàng đầu của Anh – cảnh báo: “Anh nhiều khả năng, nếu không muốn nói là chắc chắn là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ Covid-19 ở châu Âu”.
Ông Farrar viện dẫn, Đức – lá cờ đầu trong công tác pḥng chống dịch Covid-19 ở châu Âu, ngay từ đầu đă sản xuất được tới 50.000 bộ kit xét nghiệm một ngày để theo dơi và cách ly các trường hợp mắc Covid-19. Công suất hiện nay tại Đức đă lên tới khoảng 120.000 bộ kit xét nghiệm một ngày.
Trong khi đó, Anh hiện nay mới chỉ sản xuất được chưa đầy 20.000 kit xét nghiệm một ngày tức là chưa đạt được cả mục tiêu khiêm tốn là 25.000 kit xét nghiệm một ngày vào giữa tháng 4. Trong khi đó, giới chức nước này tiếp tục hứa hẹn con số này sẽ tăng lên 100.000 bộ/ngày vào cuối tháng này và tăng vọt lên là 250.000 bộ/ngày trong vài ngày sau đó.
Không những thế, giới chức Anh c̣n bao biện rằng, họ “đi sau trong cuộc chạy đua phát triển và sản xuất kit xét nghiệm” là v́ Anh không có những công ty tư nhân chuyên về việc này giống như Đức và Mỹ vốn có khả năng sản xuất hàng ngh́n bộ kit xét nghiệm một ngày chỉ riêng một công ty.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, ngay cả khi bắt đầu tăng tốc trong việc sản xuất kit xét nghiệm Covid-19, Anh vẫn đi sau rất nhiều quốc gia châu âu trong việc cạnh tranh nguồn cung thành phẩm, ống xét nghiệm và cả sinh phẩm phục vụ xét nghiệm.
Chính v́ thế, giới chức Anh hiểu rằng, lời đề nghị của các công ty Trung Quốc không chỉ dành riêng cho họ. Nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang trong cuộc chạy đua này.
Trong “cuộc chơi đầy rủi ro này” các công ty y tế của Trung Quốc dường như “nắm mọi con bài tẩy” và buộc người mua hàng phải đưa ra quyết định “chốt hay không chốt” chỉ trong ṿng 24h và giới chức Anh tin rằng “họ đă nắm bắt cơ hội tốt”.
Phản ứng với suy nghĩ trên, Nghị sĩ Greg Clark, Chủ tịch Ủy ban Khoa học, Công nghệ Hạ viện Anh cho rằng, Chính phủ Anh đă đặt quá nhiều kỳ vọng vào “canh bạc đầy rủi ro này”: “Không có quốc gia nào có thể sản xuất kit xét nghiệm với quy mô khổng lồ đến vậy. Tôi nghĩ giờ mọi thứ đă rơ ràng. Chúng ta lẽ ra phải hành động sớm hơn và tận dụng mọi cơ sở xét nghiệm mà nước Anh đang sẵn có”.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Anh đă yêu cầu AstraZeneca và GlaxoSmithKline – 2 tập đoàn dược phẩm hàng đầu của nước này – tạm gác lại sự cạnh tranh để tập trung cải tạo một pḥng thí nghiệm tại Đại học Cambridge nhằm tăng khả năng xét nghiệm của pḥng thí nghiệm này từ vài ngh́n trường hợp lên 30.000 trường hợp/ngày vào đầu tháng 5. Chỉ có điều là khác với lần trước, lần này Chính phủ Anh tỏ ra kín tiếng hơn nhiều./.
VietBF@ sưu tầm.