Ngày càng nhiều đơn khởi kiện tập thể xuất hiện ở Mỹ quyết đ̣i bồi thường hàng ngh́n tỉ USD nhằm thẳng vào Trung Quốc v́ đại dịch Vũ Hán. Họ hi vọng hệ thống pháp luật Mỹ sẽ giúp khôi phục lại khoản tổn thất lớn về kinh tế sau khi Trung Quốc bồi thường. V́ người dân Mỹ không phải là những người đáng phải chịu tổn thất. Trung Quốc mới là bên phải thanh toán các tổn thất đó.
Ảnh: Tân Hoa Xă
Khoản bồi thường khổng lồ
Theo Newsweek, ít nhất 4 đơn kiện tập thể đă được gửi tới ṭa án liên bang Mỹ với yêu cầu đ̣i Trung Quốc bồi thường hàng ngh́n tỉ USD tổn thất cho Mỹ với lí do rằng Trung Quốc đă thất bại trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 và cảnh báo cộng đồng quốc tế về sự nguy hiểm của virus corona.
Cuối tháng 3 vừa qua, một tập thể các nhà quản lí tài sản và hăng kế toán đă đại diện "tất cả các doanh nghiệp nhỏ" ở California đang chịu tổn thất do COVID-19 đệ đơn kiện Trung Quốc.
Larry Klayman, một luật sư bảo thủ, đang là người đứng đầu một đơn kiện tập thể khác nhằm cáo buộc Trung Quốc gây ra vấn đề y tế nghiêm trọng đối với thế giới.
Tất cả các đơn kiện đều nhằm thẳng vào Trung Quốc và đại dịch COVID-19. Họ hi vọng hệ thống pháp luật Mỹ sẽ giúp khôi phục lại khoản tổn thất lớn về kinh tế sau khi Trung Quốc bồi thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia pháp lí, cơ hội thắng kiện và nhận được bồi thường là rất thấp.
Các đơn kiện đă vấp phải một số trở ngại trong việc đưa Trung Quốc ra ṭa án Mỹ. Chimene Keitner, một giáo sư về luật quốc tế tại Đại học California và là cựu nhân viên Dịch vụ Dân sự Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết Đạo luật Miễn trừ đối với Chủ quyền Nước Ngoài (FSIA) năm 1976 sẽ cho phép các các nước được miễn trừ pháp lư trong hầu hết các vụ kiện tại Mỹ, trừ một số trường hợp ngoại lệ hi hữu.
"Luật miễn trừ này là căn bản trong các mối quan hệ đối ngoại," bà Keitner nói.
Bên cạnh đó, bà Keitner cho rằng các điều khoản ngoại lệ mà các đơn kiện đề ra đều không phù hợp. Ví dụ, một số đơn cho rằng chợ hải sản ở Vũ Hán là bằng chứng điển h́nh cho sự lơ là của Trung Quốc, qua đó dẫn tới sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, để buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm cho "hoạt động thương mại" như chợ, chính quyền Trung Quốc phải trực tiếp chỉ đạo hoặc trực tiếp tổ chức các hoạt động tại chợ.
Hoạt động thương mại nói trên cũng phải được thực hiện tại một địa điểm tư nhân trong khi theo Ṭa án Tối cao Mỹ, một thực thể như quốc gia sẽ không thể đóng vai tṛ là "một tổ chức tư nhân" ở trong chợ.
Những điểm hạn chế của đơn kiện
Một luận điểm khác được nêu ra trong các đơn kiện nhắc tới việc Trung Quốc phải có trách nhiệm bắt buộc trong việc đưa ra cảnh báo về virus. Bà Keitner cho biết bà không nghĩ rằng lí lẽ này sẽ được ṭa án chấp nhận.
"Trung Quốc không có bất ḱ nghĩa vụ nào dưới luật pháp Mỹ," bà Keitner nói.
Ngoài ra, hành vi phạm pháp cũng phải xảy ra trên lănh thổ Mỹ, chứ không chỉ xét tổn thất cuối cùng.
Kent Schmidt, một luật sư California chuyên về các vụ kiện doanh nghiệp và tập thể, nói rằng ṭa án liên bang sẽ không cho phép đơn kiện đại diện cho "tất cả các tầng lớp" như những người nộp đơn yêu cầu. Ông cho biết cơ hội được thông qua "là gần như bằng không".
"Khi nguyên đơn muốn đại diện một nhóm người nào đó, họ phải thể hiện rằng nhóm người này có thể xác định được. V́ vậy, không thể đại diện 'tất cả những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19'. Đó là điều bất khả thi."
"Rơ ràng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm v́ không kiểm soát được dịch bệnh. Nhưng ṭa án Mỹ không có quyền hạn để hỗ trợ tới từng cá nhân bị ảnh hưởng," bà Keitner nói.
Tuy nhiên, luật sư Klayman lại bất đồng với quan điểm này. Ông cho biết ông sẽ kiện dựa trên một điều khoản ngoại lệ đặc biệt. Ngoài ra, ông Klayman tiết lộ "ông có những người nắm giữ thông tin về hành vi của Trung Quốc trong đại dịch" và những người này hiện đang sinh sống ở Israel và Mỹ.
"Người dân Mỹ không phải là những người đáng phải chịu tổn thất. Trung Quốc mới phải thanh toán các tổn thất đó," ông nói.
Luật sư Matthew T. Moore, người đại diện cho đơn kiện tập thể tại Florida, cáo buộc Trung Quốc đă che giấu "sự nguy hiểm thực sự của COVID-19 và khiến virus này lây lan trên khắp thế giới".
"Theo đạo luật FSIA có hiệu lực từ năm 1976, khi một quốc gia nước ngoài có hành vi chống lại nhân loại, hay không cảnh báo về những nguy cơ hiện hữu, đây có thể được coi là một ngoại lệ. Ảnh hưởng trực tiếp của COVID-19 đối với người dân và doanh nghiệp Mỹ là không thể đo đếm. Đây là con đường pháp lư rơ ràng của vụ kiện," ông nói.